Thông tin về ca sĩ Họa Mi

Họa Mi (tên khai sinh Trương Thị Mỹ, sinh năm 1955) là ca sĩ nhạc trữ tình Việt Nam. Bà cùng với ca sĩ Sơn Ca đều là học trò của nhạc sĩ nổi tiếng Hoàng Thi Thơ. Họa Mi được nhận xét có “giọng hát trong và thánh thót ở những nốt cao, ấm áp và tình cảm ở những nốt trầm”. Họa Mi định cư tại Pháp từ năm 1988. Năm 2009, bà về thu âm ba album ở Việt Nam.

Tiểu sử

Họa Mi sinh năm 1955 và đi hát từ năm 15 tuổi. Năm 1972, khi còn là nữ sinh trường Gia Long, bà được Đoàn Chính (em trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn) gợi ý thi vào lớp thanh nhạc tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ ở Sài Gòn. Bấy giờ bà chưa có ý định làm ca sĩ mà mơ ước làm bác sĩ.

Trước khi có nghệ danh như hiện nay, Họa Mi từng lấy nghệ danh là Trường My khi hát ở đài truyền hình, trường học, nhạc viện. Họa Mi học trường âm nhạc đến năm thứ ba thì nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đề nghị lăng-xê bà thành ca sĩ chuyên nghiệp. Hai tuần sau đó, bà lần đầu tiên lên sân khấu nhà hàng Maxim’s với nhạc phẩm “Đưa em xuống thuyền” của Hoàng Thi Thơ. Chính tại sân khấu này, cái tên “Họa Mi” đã ra đời. Bà kể lại: bản chương trình ở Maxim’s ghi tên ca sĩ là Họa Mi, khiến bà thắc mắc liệu có phải là nhầm lẫn. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đáp lại: “Bắt đầu từ hôm nay, cháu là Họa Mi chứ không phải là Trường My nữa.” Sở dĩ như vậy là vì Hoàng Thi Thơ muốn đào tạo một số ca sĩ với nghệ danh toàn các loài chim quý, bắt đầu là từ Sơn Ca. Cô tốt nghiệp trường nhạc năm 1974.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Họa Mi theo học ngành Luật, cho đến một ngày nhạc sĩ Ngọc Chánh mời bà đi hát lại ở đoàn ca nhạc hát chung với đoàn Kim Cương, nơi tụ hội Thanh Phong, Phương Đại, Thái Châu, Lệ Thu, Thanh Tuyền, Sơn Ca,… Từ đó đến khi sang Pháp, Họa Mi đã đi lưu diễn khắp các miền của Việt Nam.

Năm 1976, Họa Mi kết hôn với nghệ sĩ saxophone Lê Tấn Quốc. Chồng cô mắc bệnh mắt bẩm sinh và thị lực ngày càng kém đi, trong khi cuộc sống tại Việt Nam thập niên 1980 lại tràn đầy khó khăn. Trong một chuyến lưu diễn tại Pháp năm 1988, Họa Mi đã quyết định ở lại, nguyên nhân theo nhà văn Nguyễn Đông Thức giải thích là để tìm cách chữa mắt cho chồng. Đêm đêm bà đi hát ở nhà hàng người Hoa và có cộng tác với một trung tâm ca nhạc. Hai năm sau bà đưa chồng và ba con sang Pháp. Tuy nhiên, chồng Họa Mi chẳng những không chữa được bệnh mà còn mất không gian âm nhạc ở môi trường mới. Hai người ly hôn dù còn yêu nhau. Chồng về Việt Nam còn bà ở lại một tay chăm sóc ba đứa con. Thời gian này Họa Mi không dám đi diễn dài ngày nên sự trình diễn bị thu hẹp. Sau, bà tái giá với chồng là người Pháp gốc Sa Đéc và gần như nghỉ hát về giúp chồng kinh doanh cửa hàng bánh và kem. Vì sợ cảm xúc ùa về mà bà không dám nghe nhạc trong một thời gian dài. Hai vợ chồng có một đứa con chung. Trong khi rất nhiều bạn ca sĩ chọn định cư tại Hoa Kỳ thì Họa Mi vẫn ở lại Pháp bởi bà mang ơn đất nước đã cưu mang mình.

Năm 2009, bà về Việt Nam ba tháng để thu âm liền một lúc ba album, lần đầu tiên kể từ cuốn băng Hoàng Thi Thơ 3 do Hoàng Thi Thơ thực hiện trước 1975. Trong lời tựa cho album Một thời yêu nhau, Họa Mi viết: “Ngày tháng đã qua đi trong chớp mắt, tóc đã điểm bạc. Có chăng là kỷ niệm, là hạnh phúc, là khổ đau. Tôi muốn giữ mãi những phút giây quý giá của hạnh phúc. Tôi muốn tôi quên đi những chuỗi ngày của buồn đau, của những vết thương lòng đã chôn chặt từ lâu.”

Băng, đĩa, video nhạc

Album góp giọng

  • Hoàng Thi Thơ 3 – Đưa em qua cánh đồng vàng – nhiều ca sĩ (phát hành tại miền nam Việt Nam trước sự kiện 1975): Họa Mi có bảy tiết mục gồm hát đơn và song ca với Nhật Trường và Bùi Thiện.
  • Em đến thăm anh đêm 30 – Họa Mi & Anh Khoa (Thúy Nga CD028, 1992): hát đơn bốn bài và song ca một bài
  • Phố chiều – Họa Mi & Ý Lan (Mimosa CD024, tháng 7 năm 1992): hát đơn năm bài

Album riêng

Ở hải ngoại
  • Em đi rồi (Thúy Nga CD003, 1988)
  • Tình sầu (Thúy Nga CD014, 1988)
  • Nghìn trùng xa cách (Thúy Nga CD018, 1991)
  • Tình ca nồng thắm (Làng Văn CD109, tháng 3 năm 1992)
  • Em còn nhớ hay em đã quên (Làng Văn CD113, tháng 5 năm 1992)
  • Họa Mi với những tình khúc Hoàng Thi Thơ (Mimosa CD023, tháng 7 năm 1992)
  • Bóng chiều xưa (Thúy Nga CD137)
Ở Việt Nam
  • Họa Mi Vol. 1 – Một thời yêu nhau (Phương Nam Film, 2009)
  • Họa Mi Vol. 2 – Thư tình không gửi (Phương Nam Film, 2009)
  • Họa Mi Vol. 3 – Trộm nhìn nhau (Phương Nam Film, 2009)
  • Họa Mi – Lê Tấn Quốc: Tuyệt phẩm ghi dấu sự tái hợp nghệ thuật – Một mai em đi (Saigon Vafaco, 2010)

 

Theo wikipedia

 

Nguồn : wikipedia.org

Hợp âm những bài hát do ca sĩ Họa Mi thể hiện

Sáng tác: Đài Phương Trang
TÌNH SỬ DÒNG SÔNG - Họa Mi & Thúy Hà Nhịp: 4/4, tempo: 82, điệu: Bolero ===== 1. Xuôi gót chinh [Bm] nhân khắp vùng lửa [D] khói thương một dòng [Bm] sông Năm xưa chốn [G] này hai đứa tan [Gb] trường vẫn [Em] về chun...
Sáng tác: Lam Phương
Intro (Họa Mi): [Gm] | [Gm] | [Gm] | [Cm] | [Gm] | [Gm] | [A]-[Bb] [Gm] | [Gm] | [A]-[Gbm] | [Eb] | [Eb] | [Gm] | [D] [A] | [Dm] | [Gm] | [Gm] | [Em]-[Gm] | [Gm] Em đi [Gm] rồi, đường xưa có nắng không [Eb] anh Lá [Dm] h...
Sáng tác: Hoàng Thi Thơ
Hợp âm dạo (Họa Mi): [C] | [Cm/Eb]-[G] | [Fm]-[Cm] | [Cm]-[G] | [G] Lạy [Cm] trời cho con thương [Fm] người con thương Lạy [Cm] trời cho con thương [Ab] người con [Gm] thương Và lạy [Cm] Trời xúi người con thương [Fm] Th...
Sáng tác: Hoàng Thi Thơ
RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG - Họa Mi Điệu: Valse [Cm] Ta đi lang thang theo ngày [Eb] tháng, theo đời [Fm] hoang Mang hồn [G] đi bốn phương [Ab] trời [Fm] Ta đi rong chơi như là [Ab] gió, như là [Eb] mây Đi tìm [G] quê...