Thông tin về ca sĩ Thanh Lan

Thanh Lan là một ca sĩ, diễn viên Việt Nam nổi tiếng. Cô là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi thành công trên cả ba lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh và sân khấu.[1] Ca sĩ Thanh Lan, nổi tiếng với các ca khúc Pháp, là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thời kỳ đầu của nhạc trẻ ở Sài Gòn. Với điện ảnh, cô đã tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng như Tiếng hát học trò, Ván bài lật ngửa. Cô được xem là một hiện tượng của thời ấy.

Tiểu sử

Thanh Lan tên thật là Phạm Thái Thanh Lan, sinh ngày 1 tháng 3 năm 1948 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Thuở nhỏ, Thanh Lan học tại trường trung học Marie Curie, sau đó cô theo học Đại học Văn khoa Sài Gòn và tốt nghiệp năm 1973. Sau 1975, Thanh Lan ở lại Việt Nam tiếp tục ca hát và đóng phim. Cuối năm 1993, cô sang định cư tại California, Hoa Kỳ.

Âm nhạc

Thanh Lan tham gia nghệ thuật từ rất sớm. Từ năm 9 tuổi, cô học dương cầm với các sơ ở trường Saint Paul, sau đó được vợ nhạc sĩ Thẩm Oánh và nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi hướng dẫn. Từ khi còn là nữ sinh của trường Marie Curie, Thanh Lan đã bắt đầu hát trên đài phát thanh VTVN trong ban Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức và tham gia trong ban nhạc sinh viên mang tên Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà - đây cũng là một ban nhạc có khuynh hướng Việt hóa nhạc trẻ đầu tiên ở Sài Gòn.

Sau ban Việt Nhi, Thanh Lan gia nhập đoàn văn nghệ học sinh sinh viên Nguồn Sống. Cô thường hát dân ca và nhạc tiền chiến và ghi tên học các lớp dân ca và đàn tranh tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ tại Sài Gòn. Trong chương trình văn nghệ học đường quay hình trên đài Truyền hình Sài Gòn, Thanh Lan xuất hiện trong tiết mục dân ca ba miền và liền sau đó đã được đài truyền hình liên tiếp mời tham gia chương trình nhạc tình ca. Đó là những năm 1967, 1968 khi Sài Gòn mới có những chương trình truyền hình đầu tiên.

Ngay từ khi vào năm thứ nhất của Đại học Văn khoa, Thanh Lan bắt đầu trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô tham gia hát trong rất nhiều băng nhạc, hình ảnh Thanh Lan cũng hiện diện trên các bìa bản nhạc bày khắp nơi. Trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phong trào nhạc trẻ Việt Nam, Thanh Lan là một trong những khuôn mặt quen thuộc nhất với những ca khúc lời Pháp. Thanh Lan còn hát chung với nam ca sĩ Nhật Trường qua những tình khúc của Trần Thiện Thanh tạo thành cặp song ca ăn khách, rồi hai nghệ sĩ này còn đóng chung với nhau qua hai bộ phim truyền hình Trên đỉnh mùa đông và Mộng Thường do Nhật Trường viết kịch bản và đạo diễn phát sóng trên đài truyền hình Sài Gòn trước năm 1975.

Cô cũng đi lưu diễn ở một số nước trên thế giới. Năm 1973, tại Nhật Bản, cùng đi với hai nhạc sĩ Ngọc Chánh và Phạm Duy, Thanh Lan đã trình bày ca khúc "Tuổi biết buồn" được vào chung kết tại Đại hội âm nhạc quốc tế Yamaha tại Tokyo.[1] Cô còn ở lại Tokyo để thu âm hai bài "Ai no hio Kesanaide" và "Tuổi mộng mơ" của Phạm Duy, được dịch sang tiếng Nhật là "Yume o Miruno".

Sau vài năm gián đoạn từ 1975, Thanh Lan lại tiếp tục hoạt động bên lĩnh vực ca nhạc, nổi tiếng với các bài hát như: "Cô đi nuôi dạy trẻ", "Đi qua vùng cỏ non", "Phượng hồng", "Em đi chùa Hương", "Triệu đóa hoa hồng", "Khi xưa ta bé (Bang bang)", "Trở về mái nhà xưa (Come back to Sorrento)", "Búp bê không tình yêu", "Giàn thiên lý đã xa", "Samba Mambo", "Trưng Vương khung cửa mùa thu". Cô tham gia hát nhiều nơi như Đoàn Kim Cương, đoàn Bông Hồng, đoàn Hương Miền Nam...

Thanh Lan cũng tổ chức những buổi biểu diễn riêng như Tiếng hát Thanh Lan vào năm 1991 tại sân khấu 4A ngoài trời Nhà Văn hóa Thanh niên, Đêm nhạc Thanh Lan vào năm 1992 tại hội trường 1 Nhà Văn Hóa Thanh Niên. Thanh Lan đã từng thu âm băng nhạc cho các hãng băng như: Sài Gòn Audio, Bến Thành Audio, Vafaco, Phương Nam phim, Trẻ, Phú Nhuận...

Cuối năm 1993, Thanh Lan sang định cư tại Mỹ và tiếp tục tham gia các hoạt động văn nghệ. Cô đi trình diễn ở các tiểu bang của Hoa Kỳ và hợp tác thu âm cùng rất nhiều hãng đĩa. Cô từng đứng ra thực hiện riêng cho mình các CD, VCD, DVD ca nhạc, trong số đó có nhiều nhạc phẩm do cô soạn lời Việt từ những nhạc phẩm Pháp nổi tiếng.

Sân khấu

Từ năm 18 tuổi, Thanh Lan đã diễn vai chính nhiều vở kịch truyền hình trong ban kịch Vũ Đức Duy. Năm 1973, ban kịch Vũ Đức Duy trình làng vở kịch Những người không chịu chết của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan trên truyền hình cũng như tại sân khấu rạp Thống Nhất và sân khấu Viện Đại học Đà Lạt với thành phần diễn viên: Thanh Lan, Vũ Đức Duy, Nguyễn Lập Chí, Lê Cung Bắc. Trong vở kịch này, Thanh Lan đóng vai cô gái hơi bị tâm thần con ông bảo vệ trong một thương xá tại Sài Gòn.

Ngoài một số vở kịch vui của ban kịch Vũ Đức Duy, Thanh Lan đã nhận nhiều vai chính trong những vở bi kịch như Mắc lưới với ban kịch Linh Sơn, Chiếc độc bình Khang Hy, Người viễn khách thứ mười. Cô đã xuất hiện trong vở Chuyến tàu mang tên dục vọng tại sân khấu của Hội Việt Mỹ Sài Gòn.

Sau 1975, Thanh Lan có tham gia đóng vai một nhân vật Mỹ trong một vở kịch ngắn trình diễn trên sân khấu đoàn ca nhạc điện ảnh Sài Gòn và tham gia thâu âm băng cassette chương trình hài kịch Đội lốt Việt kiều cùng với các nghệ sĩ Duy Phương, Tú Trinh, Nguyên Hạnh, Túy Phượng. Năm 1991, cô đã từ chối không tham gia vở kịch Tình nghệ sĩ do đạo diễn Hồng Phúc dàn dựng.

Ở hải ngoại, Thanh Lan cũng đã diễn vai chính trên sân khấu California trong các vở kịch như: Lá sầu riêng, Lôi vũ, Lồng đèn đỏ, Đoạn tuyệt, Sân khấu về khuya, Phù dung tự. Những vở kịch này đã được lần lượt trình diễn tại các sân khấu của quận Cam, San Jose, Houston, thành phố Atlantic. Ngoài ra, Thanh Lan đã viết ba vở kịch vui: Công tử Bạc Liêu cùng diễn với Ái Vân tại vũ trường Ritz, quận Cam và Baton Rouge, Chuyện vui này xuân cùng diễn với Mai Lệ Huyền tại vũ trường Majestic, Quận Cam và tại San Jose và Look Alike cùng diễn với Mạnh Đình tại Majestic, Orange County và tại Houston. Cô cũng đã từ chối hai vở Yêu và Tây Thi vì đang bận đi diễn xa. Cuối thập niên 1990, tại California các khán giả Việt Nam yêu kịch đã bầu Thanh Lan là nữ kịch sĩ xuất sắc.

Điện ảnh

Sự nghiệp điện ảnh của Thanh Lan bắt đầu vào năm 1970, khi cô đóng vai chính trong bộ phim Tiếng hát học trò của đạo diễn Thái Thúc Nha do hãng phim Alpha sản xuất. Với vai diễn này, Thanh Lan đã đoạt giải nữ diễn viên nhiều triển vọng nhất của Giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 1971.[1] Cuối năm 1974, tại phòng khánh tiết khách sạn Continental, Thanh Lan đã nhận giải diễn viên đẹp nhất miền Nam Việt Nam do đạo diễn Lê Dân trao.

Trước 1975, Thanh Lan đã tham gia đóng 8 bộ phim điện ảnh cùng với 2 phim truyền hình: Tiếng hát học trò (1970), Lệ đá (1971), Ngọc Lan (1972), Gánh hàng hoa (1972), Trên đỉnh mùa đông (1972), Xin đừng bỏ em (1973), Xóm tôi (1973), Trường tôi (1973), Mộng Thường (1973), Goodbye Saigon (1975).[1] Phim Goodbye Saigon do hãng phim Amino Nhật và đạo diễn Nhật quay vào tháng 3 năm 1975: Number ten blues. Về sau bộ phim này được đổi tên thành Goodbye Saigon, trong đó Thanh Lan thủ vai nữ chính bên cạnh hai diễn viên người Nhật.

Năm 1984, khi đang chuẩn bị quay tiếp bộ phim Ván bài lật ngửa tập 4 Cơn hồng thủy và Bản tango số 3 thì nữ diễn viên chính Thúy An mang thai, không thể tiếp tục tham gia vai diễn Thùy Dung với nhiều cảnh hành động. Để không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất phim trong năm 1984 của Xí nghiệp phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã quy định, đạo diễn Lê Hoàng Hoa đành tìm chọn diễn viên khác thay thế. Ông đã mời nữ diễn viên Phạm Thúy Lan, nhưng Thúy Lan đang bận đóng phim Vụ án hồ Con Rùa của đạo diễn Trần Phương. Cuối cùng đạo diễn Lê Hoàng Hoa mời Thanh Lan và cô đồng ý tham gia bộ phim này.

Sau khi thực hiện xong tập 4 Cơn hồng thủy và Bản tango số 3, hãng phim, đạo diễn Lê Hoàng Hoa cũng như đoàn làm phim Ván bài lật ngửa nhận thấy rằng Thanh Lan có ngoại hình rất phù hợp với nhân vật Thùy Dung, cô được đánh giá cao về mặt diễn xuất cho nên cô đã được mời tiếp tục đảm nhận vai diễn Thùy Dung cho các tập còn lại của phim Ván bài lật ngửa thực hiện trong các năm 1985, 1986 và 1987.

Trong năm 1986, sau khi quay xong tập 6 Lời cảnh cáo cuối cùng của phim Ván bài lật ngửa, Thanh Lan được đạo diễn Nguyễn Xuân Thành mời vào vai Diệu Hương cho phim Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc. Cô đã diễn xuất thành công vai Diệu Hương. Bộ phim Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc khi trình chiếu nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1987 đã ăn khách đứng hàng thứ hai sau phim Cao áp và nước lũ - tập 7 của Ván bài lật ngửa, đồng thời đây cũng là bộ phim Việt Nam ăn khách đạt doanh thu đứng hàng thứ ba trong năm 1987 sau các phim Cao áp và nước lũ, Trả lại tên cho em - tập 4 của phim Biệt động Sài Gòn.

Năm 1987, sau khi hoàn thành vai diễn Thùy Dung trong Vòng hoa trước mộ - tập 8 của phim Ván bài lật ngửa, Thanh Lan tham gia phim Ngoại ô của đạo diễn Lê Văn Duy. Năm 1989, cô thể hiện vai Thục Nhàn trong tập 1 Số phận của phim Đằng sau một số phận do đạo diễn Lê Hoàng Hoa thực hiện.

Thanh Lan cũng đã lồng tiếng giọng Huế cho vai Nguyệt trong phim Cô gái trên sông của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Người thể hiện vai này là diễn viên Minh Châu. Trong sự nghiệp điện ảnh, Thanh Lan từng từ chối ba phim: Chuyện tình của biển (1989), Tên phim dành cho khán giả (1992), Qua mùa giông bão - tập 3 của phim Nước mắt học trò (1993).

Cuối năm 1993, Thanh Lan chuẩn bị làm bộ phim điện ảnh đầu tay Đan Thanh do cô viết kịch bản và đạo diễn, với Nguyễn Chánh Tín và Lê Cung Bắc đóng vai chính. Nhưng chưa kịp thực hiện thì cô rời Việt Nam sang Hoa Kỳ định cư.

Theo wikipedia

Hợp âm những bài hát do ca sĩ Thanh Lan thể hiện

NGƯỜI CHẾT TRỞ VỀ

Intro: [G] | [G] | [Em] | [Em] | [G] | [Bm]  [Em] | [Am] | [Am] | [C] | [Am] | [D]   [G] Tưởng người [D] chết đi, nhưng [Em] không anh lại [D] về Anh trở [Am] về từ ngục [D7] tối hay [G] mộ sâu [G]  Người yêu ơi, anh còn...

ÁO TRẮNG NGƯỜI YÊU

Intro (Thanh Lan)  Capo I.: [G] | [G] | [C] | [C] | [A] | [A] | [D] | [D] Mưa [G] bay lạnh, thành [Bm] phố lạnh hai [G] chúng mình [G] Trời [C] mưa buồn chung hai đứa vì xa vắng [D] nhau [G] Từng [Bm] chiều chợt nghe lạn...
Sheet nhạc

BÀI TÌNH CA CHO EM

Sáng tác: Ngô Thụy Miên
Hợp âm dạo (Tuấn Anh): [Dm] | [G] | [C] | [F] | [F] | [Em] | [Am] | [Am] | [Dm7] [G] | [Em] | [F] | [Em] | [Em] | [Asus4] | [Am] Anh hát [Am] cho em [Ab] bài tình ca [Dm7] thiết tha [Dm7] Anh [G] hát cho em dù lòng nghe...

MÙA THU KHÔNG CÓ ANH

Hợp âm dạo (Thanh Lan): [Eb] | [Fm] | [Bb] | [Eb] Mùa [Gm] thu không [Eb] anh em buồn một mình Cỏ [Bb] cây xanh xao chết [Eb] từ ngày nào Mùa [Ab] thu không anh rừng [Gm] thu mông mênh Lá vàng rụng [Bb] sầu anh có hay đâ...

TÌNH

Sáng tác: Văn Phụng
TÌNH - Tommy Ngô Hợp âm dạo:  [Dm] | [Dm] | [Dm] | [Dm] | [Dm] | [F]-[Gm] | [C7] [Gm]-[F] | [Am]-[Bb] | [F]-[Bb] | [Em]-[A] | [Dm] | [Dm] 1. [Dm] Tình là một chuyện muôn màu [Am] Tình là mình hạnh phúc [Dm] thật mau [E]-...
Sheet nhạc

Ô KÌA! ĐỜI BỖNG DƯNG VUI

Sáng tác: Hoàng Thi Thơ
Hợp âm dạo (Anh Thơ): [Db] | [Absus4] | [Ebm] | [Dbsus4] [Db] | [Bbm] | [Ebm] | [Dbsus4] | [Db] | [Db] | [Gb] | [Ab] [Db] | [Db] | [Gb] | [Ebm7] | [Ab]-[Db] Ô [Db] kìa bầy chim bỗng [Ab] tới líu lo líu lo sau [Db] nhà [G...

THOÁNG GIẤC MƠ QUA

Sáng tác: Nguyễn Vũ
THOÁNG GIẤC MƠ QUA - Thế Sơn & Tâm Đoan Nhịp: 4/4, tempo: 77, điệu: Rumba ===== Hợp âm dạo: [A] | [E] | [Abm] | [Dbm] | [Gbm] | [B] | [E] | [Bsus4] Anh ơi biển chiều [E] nay, biển [Gbm] xanh xanh đẹp [Gbm7] quá Tàu [...
Sheet nhạc

BÀI CHO EM

Sáng tác: Từ Công Phụng
  [G] Chiều nay ngồi [D7] viết riêng cho [Em] em Cho [D7] em bài hát êm [G] đềm, trôi [C6] theo từng tiếng tơ [D7] mềm Nhờ mây gửi [C] đến riêng cho em Cho [Am] em ngàn lời yêu thương, trôi [G] trên nụ cười phong [B...
Sheet nhạc

BÀI THƠ HOA ĐÀO

Sáng tác: Hoàng Nguyên
Ngày [C] nào dừng chân phiêu [Am] lãng Khách tới đây khi hoa đào vương lối [G7] đi Màu [C] hoa in dáng trời, tình hoa lưu luyến người Bồi [Am] hồi lòng lữ khách thấy chơi [G7] vơi Ngày [C] nào đường xuân phơi [Am] phới K...
Sheet nhạc

MỘT ĐỜI YÊU ANH

MỘT ĐỜI YÊU ANH - Tuấn Vũ Hợp âm dạo (Slow - Capo I.): [D] | [Bm] | [Gm] | [D] | [B] | [Em] | [Gm] | [A] | [A] Chưa đặt [F#] tên cho một chuyện [D] tình [D] Cho mai sau [Dm] đời đem rao đem bán [Gm] Gom mây trời anh may...
Sheet nhạc

KỶ NIỆM XA BAY

Sáng tác: Nguyễn Vũ
  Intro (Tuấn Vũ ver., Capo ngăn I): [F] | [F] | [A] | [A] | [Bb] | [Bb] | [D] | [D] | [Gm]  [Gm] | [Dm7] | [G] | [Fmaj7] | [C] | [F]  Chưa chiều [C] nào buồn bằng chiều nay Mình xa [Gm7] nhau đã mấy trăm [F] ngày T...
Sheet nhạc

MỘT CHIỀU THU

Sáng tác: Nhật Bằng
  Chiều nay sương [Dm] rơi ướt [A7] vai người khách giang [Dm] hồ Trời thu hiu [A] hắt lá rơi nhẹ cuốn theo [F] dòng Rồi còn tìm [Gm] đâu những [C7] năm xưa ngày [F] ấy Bên nhau tiếng [A7] đàn êm đềm nhẹ lá vàng [Dm] rơi...
Sheet nhạc

BƯỚM HOA

Sáng tác: Nguyễn Văn Thương - Lời thơ: Kim Minh
BƯỚM HOA - Thế Sơn Điệu: Valse [D] Trời bình minh lướt theo chiều [A7] gió, bướm bay bướm bay chàng đi tìm yêu [D] Đầu cành muôn đóa hoa hàm [Bm] tiếu, lả lơi mỹ miều, chú bướm đa [D] tình Vườn hồng hoa ẩn sau màn [A7] l...
Sheet nhạc

NGHÌN ĐÊM NHƯ MỘT

Sáng tác: Trầm Tử Thiêng
  Nửa [Am] đêm anh nghe lá [G] rơi Như tiếng chân [F] người đi lạc vào [E7] đời Nửa [Bm] đêm anh nghe áo [Em] bay Thấp thoáng quanh [E7] đây cho trắng đêm [Am] dài Lòng [F] đau như rừng cuối [C] hạ Chờ mai thu [G] s...
Sheet nhạc

CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ

Sáng tác: Phạm Duy
Intro (Khánh Ly): [G] | [Bm] | [C] | [F] | [G] | [G] Phố núi [G] cao, phố núi đầy [Em] sương Phố núi cây [Am] xanh trời thấp thật [G] buồn Anh khách [Am] lạ đi lên đi [F] xuống May mà có [D] em đời còn dễ thương Em [G] P...
Sheet nhạc

TÌNH CA HỒNG

Sáng tác: Nguyễn Trung Cang
  Ngập ngừng [Dm] trao khóe môi ngọt ngào. Bừng bừng [C] như uống ly rượu [Am] đào. Người cùng [Dm] mây ước ao thì [E7] thào, ngàn lời yêu [Am] dấu [A7] Tình còn [Dm] e ấp trên môi cười, mà hồn [C] như của nhau lâu...
Sheet nhạc

NGÀY XƯA HOÀNG THỊ

Sáng tác: Phạm Duy - Lời thơ: Phạm Thiên Thư
NGÀY XƯA HOÀNG THỊ - Ngọc Hạ Intro (Valse): [A] | [E] | [Gbm] | [E/B] | [Dm] | [Am] | [B] | [E] [Gbm] | [Dbm] | [D] | [A] | [Bm] | [E] | [A] | [A] Em [A] tan trường về, đường [Gbm/Db] mưa nho [E] nhỏ Em [Bm] tan trường [...
Sheet nhạc

KHÚC HÁT THANH XUÂN

Sáng tác: Khuyết danh
  [C] Ngày [Em] ấy khi [C] Xuân ra [F] đời Một [C] trời bình minh [Em] có lũ chim [C] vui Có [Am] lứa [Dm] đôi, yêu [F] nhau [C] rồi Hẹn [Dm7] rằng còn [G7] mãi không [C] nguôi Nhạc [Em] lắng hương [C] xuân bồi [F]...
Sheet nhạc

MỘT NGÀY VUI MÙA ĐÔNG

Intro (Thanh Lan): [B] | [Ebm]-[B] | [E]-[Gb] | [E]-[B] | [E]-[Gb] | [B] Em lên ngày [Ebm] mai [B], đường gió trăng cài Mong em từng [Gb] giây rộn ràng như [B] ngây Ô hay mùa [E] đông mà xuân [Ab] đã lâng [Ebm] lâng -[Em...
Sheet nhạc

HAI PHƯƠNG TRỜI CÁCH BIỆT

Sáng tác: Hoàng Trọng
Hợp âm dạo (Cẩm Ly): [Db] | [Bb]-[Ebm] | [Db]-[Ab] | [Cm]-[Db] [Bbm] | [Gb] | [Ebm]-[Ab] | [Db] Ánh nắng chiều thoáng [Db] phai rồi [Db] Hoàng hôn khơi [Bbm7] thương nhớ tới xa [Ebm] xôi. [Ebm] Nhớ mãi nhớ [Ab] muôn đời ...
Sheet nhạc

CÓ NHỮNG NIỀM RIÊNG

Sáng tác: Lê Tín Hương
Hợp âm dạo (Tuấn Ngọc, Capo I.): [C] | [G] | [F] | [C] | [C] | [C] | [F] | [F] | [Am] | [E] | [F] | [A] | [G]  Có những niềm riêng làm sao [C] nói hết [C] | [Dm] Như mây như [B] mưa như cát [F] biển khơi [F] | [G7] Có nh...
Sheet nhạc

GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU

Sáng tác: Từ Công Phụng
Hợp âm dạo (Khánh Hà): [Gm] | [Gm] | [Dm7] | [G7] | [Gm7] | [Dm] [Dm] | [Gm] | [Gm] | [Dm] | [Dm] | [Eb] Yêu nhau một [Eb] thời xa nhau một [Dm] đời Lệ này em nhỏ [Fsus4] xuống hồn [Gm] tôi.. [Gm] | [Eb] | [Bb] | [Bb] | ...

LỜI CUỐI

Sáng tác: Từ Công Phụng
LỜI CUỐI - Từ Công Phụng Điệu: Boston [E] Thôi đừng tìm đến nhau làm [B7] gì [E] Thôi đừng nhìn nhau [B7] nữa mà [E] chi Đường về ngày mai xa lắm Tương [B7] lai chưa vừa tầm hái tay [E7] này Trời đày đọa cho cay đắng Nên...
Sheet nhạc

MÁI TÓC DẠ HƯƠNG

Sáng tác: Nguyễn Hiền - Lời thơ: Đinh Hùng
  Intro: [C] | [Dm] | [Dm] | [Em] | [F] | [Em] | [Dm] | [G] | [G] Từ [C] giã hoàng [Dm] hôn trong mắt [C] em Tôi [F] đi tìm [C] những phố không đèn Gió [G] mùa thu sớm bao dư [F] vị Của [Dm] chút ân [Em] tình hương...
Sheet nhạc

NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE

Hợp âm dạo (Duy Quang & Ngọc Lan): [E] | [E] | [Gbm] | [Gbm] | [B] | [B] | [E] | [E] [E] Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Char-[Gbm] lie [B] Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ [E] khí Vâng, chính anh là ngôi sao [A] mới Một [B] lần...