Thông tin về ca sĩ Thanh Long Bass

 

Thông tin, tiểu sử nghệ sĩ Thanh Long Bass

  • Tên thật: Thanh Long Bass
  • Ngày sinh: 1966
  • Thể loại: Việt Nam, Nhạc Không Lời
  • Quốc Gia: Việt Nam
Thanh Long Bass.jpg

Người ta gọi anh là Thanh Long bass vì cuộc đời anh suốt mấy chục năm gắn liền với cây guitar bass, cho đến khi anh cất cây “bass” ở nhà, lên sân khấu để đơn ca, người ta vẫn cứ giới thiệu anh là ca sĩ Thanh Long basS.

 Âm nhạc, đối với Thanh Long Bass không phải là một cái nghiệp, cũng không phải là một nỗi rong chơi. Đó chính là, sự tận hiến. Chính trị, đừng nói với Thanh Long Bass về chính trị, anh không muốn nghe. Danh vọng, đừng nói với Thanh Long Bass về danh vọng, thứ mà gần năm mươi năm qua, chưa bao giờ anh mất đi. Tiền bạc, đừng nói với Thanh Long Bass về tiền bạc, anh không quan tâm về điều đó. Hãy nói với Thanh Long Bass về âm nhạc, thứ giúp Thanh Long Bass hồn nhiên đầy mạnh mẽ bước đi trên cõi tạm này.

1. Phố, chiều. Những trái xoay rơi tả tơi trong gió, một đoạn đường không ngắn không dài cạnh Hồ Con Rùa, ngập trái xoay. Napoly, quán cà phê tôi vẫn ngồi mỗi lúc có hẹn với nghệ sĩ. Nắng, Napoly ngập khách, đèn vàng, tiếng người loảng xoảng.

Vậy đó, một chiều ở phố đầy trái xoay, giữa tiếng người loảng xoảng và đèn vàng, tôi ngồi với Thanh Long Bass.

Có hai nghệ sĩ ở phố mà tôi cho rằng hào hoa đúng kiểu. Phim ảnh, có Nguyễn Chánh Tín. Tất nhiên, là Nguyễn Chánh Tín thời chưa có vụ nợ ngân hàng sắp bị siết nhà. Âm nhạc, có Thanh Long Bass.

Sự hào hoa của Thanh Long Bass là sự hào hoa bẩm sinh, không diễn được, không đóng được, cũng không vì có lắm tiền mà thành được. Anh đúng hình mẫu của một tay được sinh ra chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất, nhiệm vụ hào hoa.

Bởi cho đến giờ đã ngoài lục tuần vẫn bảnh bao như trai tơ, áo thun trắng cổ trơn, áo sơ mi khoác ngoài, giày thể thao, đeo vòng tay, da trắng như dân Tây, ria mép tỉa cẩn thận, giọng trầm ấm đặc trưng. Cách nói chuyện cực kỳ nam tính.

Anh ruột của Thanh Long Bass là nhạc sĩ Long Thanh. Nhạc sĩ Long Thanh, là tất cả ấu thơ của Thanh Long Bass. Anh cầm tay, chỉ Thanh Long Bass từng nốt nhạc, anh cầm tay chỉ Thanh Long Bass từng lẽ đúng sai, điều nên làm điều phải thôi. Long Thanh, đã ném Thanh Long Bass cho âm nhạc, để rồi từ đây mãi mãi Thanh Long Bass không làm cách nào thoát ra khỏi sự ám ảnh của giai điệu được nữa.

Thập niên 70 của thế kỷ trước, Thanh Long Bass mặt búng ra sữa, tóc dài quá vai, làm mưa làm gió ở các club. Năm ấy, áng chừng Thanh Long Bass độ mười sáu tuổi. Mười sáu tuổi, với cây đàn guitar từ bập bùng cho đến sôi động, nơi nào có Thanh Long Bass, nơi đó có sự cuồng nhiệt của tuổi trẻ. Mười sáu tuổi, Thanh Long Bass đã nghiễm nhiên nhận về mình thứ danh vọng của một ngôi sao.

Club nào có được Thanh Long Bass, club ấy được bảo chứng cho một đêm vui.

Từ ấy, Thanh Long Bass đã gắn đời mình với âm nhạc. Ngồi với anh, tự dưng tôi bật lên ý nghĩ, ném cho Thanh Long Bass một cây đàn, ngay lập tức anh sẽ tạo nên một đại nhạc hội.

“Cuộc vui tuổi trẻ của anh ấy mà, lúc nào sẽ làm điểm dừng”, lời của tôi.

“Làm sao có điểm dừng, hả em. Đã vui thì làm sao có điểm dừng. Anh không quan tâm điều đó, anh chỉ thích được hát, được làm nghệ sĩ đúng nghĩa”, lời của Thanh Long Bass.

Sài Gòn nháo nhào những cuộc di tản, Thanh Long Bass điềm nhiên ở lại nơi này. Nếu anh muốn đi, anh sẽ ngay lập tức được tạo điều kiện để đi. Nhưng, anh không thích điều đó. Thanh Long Bass nói với tôi, anh ra vào phi trường Tân Sơn Nhất bất cứ lúc nào cũng được, nhưng còn gia đình anh, anh không bỏ lại được. Hơn nữa, anh đã nhủ, mình là nghệ sĩ, ở bất cứ nơi nào, bất cứ thể chế nào, anh cũng là nghệ sĩ.

Thay vì hát club như xưa, thay vì làm những cuộc đại nhạc hội như xưa, anh ôm guitar hát: “…Lá còn xanh như anh đang còn trẻ/ Lá trên cành như anh trong đoàn quân/ Gió rung cây cành lá tưng bừng đùa vui..”, ngay trước cửa chợ Bến Thành. Anh hát cổ động cho ngày bầu cử. Người quen đi qua, thảng thốt: “Thanh Long Bass còn ở lại đây, Thanh Long Bass sao không đi nước ngoài?”. Anh điềm nhiên: “Ở đâu, tôi cũng là Thanh Long Bass cả”. Anh làm chương trình ca nhạc cho phường nơi anh cư ngụ, anh rủ bạn bè gây dựng phong trào âm nhạc quần chúng… Anh làm như đó là một nhẽ hiển nhiên mà người nghệ sĩ phải thực hiện. Ngày ấy, nghệ sĩ như anh không có được cái không khí như bây giờ, nhưng có sao đâu, vì anh là một nghệ sĩ, anh thực hiện chức phận của một nghệ sĩ, còn lại, anh không quan tâm đến bất cứ điều gì khác.

Lăng quăng vài năm, anh về nhận công tác tại Đoàn Ca nhạc nhẹ Tháng Tám. Anh hát, anh chơi đàn ở bất cứ nơi nào mà lãnh đạo phân công.

Anh chơi nhạc ngay giữa trận chiến trên chiến trường biên giới, đang hát, pháo kích tơi bời. Anh ôm đàn, ngồi sau xe quân sự. Anh hát ngay ở chiến hào. Anh hát cho người lính, anh hát cho chính mình.

Làm gì có chiến tranh, làm gì có công sự, làm gì có mùi thuốc súng trong tiếng đàn của anh, trong giọng hát của anh… Tất cả xung quanh anh, chỉ có giai điệu. Anh diễn, dưới ánh sáng chụp đèn miền rừng núi, anh hát, bất chấp máy bay của địch đang tìm mục tiêu trên đầu. Anh chơi đàn, bất chấp pháo của địch có thể rót vào điểm diễn.

Anh hát ở chiến trường K, hát giữa chợ. Những kẻ hiếu chiến phóng hỏa, đốt chợ. Anh tháo chạy trước họng súng. Có sao đâu, tàn cơn lửa binh, anh lại đàn, lại hát. Như chưa hề có bất cứ chuyện gì xảy ra.

Đơn giản, anh là Thanh Long Bass. Anh không có thói quen sợ hãi trước bất cứ điều này. Ngay cả khi lãnh đạo muốn anh vào đoàn thể, anh cũng từ chối với lý do: “Tôi là nghệ sĩ, tôi muốn được ca hát”.

Anh về nhóm nhạc chính trị Rạng Đông cùng với những nghệ sĩ tài danh khác, như ca sĩ Cẩm Vân, Sĩ Thanh, Hồng Danh, tay trống Bạch Ly… Rạng Đông, vừa phục vụ công tác chính trị, như đi lưu diễn ở nước ngoài hay biểu diễn cho các quan chức cao cấp đến Việt Nam công tác. Rạng Đông, cũng chơi nhạc trẻ.

Anh hát ở Hà Nội, khán giả khóc dưới sân khấu. Đang hát nửa chừng, ban nhạc phải dừng để lực lượng bảo vệ buổi diễn đưa khán giả ngất đi cấp cứu. “Em xem tivi, thấy những ngôi sao thế giới diễn trên sân khấu, phía dưới khán giả gào khóc, hỗn loạn rồi ngất xỉu thế nào, thì ngày xưa nhóm nhạc Rạng Đông của tụi anh biểu diễn cũng vậy. Mãi mãi, không gì có thể so sánh được cảm giác của anh lúc đó. Một cảm giác hạnh phúc đến tận cùng. Không bao giờ có thể diễn ra nữa”.

Sau đêm nhạc, anh được lực lượng bảo vệ hộ tống đi ăn. Phải hộ tống đi ăn, vì sự cuồng nhiệt của khán giả dành cho nghệ sĩ là quá lớn. Ăn, cũng phải thông qua sự kiểm tra của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.

Không phải riêng ở Hà Nội, mà bất cứ nơi nào Rạng Đông đi qua, nơi ấy cũng như vừa tham gia vào một cuộc lên đồng tập thể. Nơi nào có Rạng Đông, nơi đó xóa nhòa mọi ngăn cách về đời sống thường nhật, chỉ còn duy nhất một thứ – âm nhạc.

Từ bấy nhiêu năm, bắt đầu từ ngày được nhạc sĩ Long Thanh dạy cho từng nốt nhạc cơ bản, Thanh Long Bass đã sống trong không khí như vậy. Và chính anh cũng không biết anh sẽ như thế nào, khi anh bị tách ra khỏi âm nhạc. Chắc là, anh không nghĩ đến, mà cũng có thể, anh không dám nghĩ đến.

2. Hai mươi lăm năm nay, anh hát ở phòng trà. Tất nhiên, anh đã hát đủ ở tất cả các sân khấu lớn nhỏ trong cả nước, cả nước ngoài. Hình như, dăm hôm nữa anh sẽ hát ở sân khấu cùng danh ca Tuấn Ngọc, Hồng Hạnh… Nhưng, không khí mà anh yêu thích nhất, sẽ là không khí phòng trà. Nơi mà những khán giả của riêng anh, đến để thưởng thức giọng ca của anh, nơi mà anh xem đó là tất cả nỗi vui anh có được. Không chỉ hát, anh còn đứng ra tổ chức chương trình. Anh gọi bạn bè về hát, anh muốn bạn bè anh vui, anh muốn được ít nhiều giúp đỡ bạn bè anh. Những bằng hữu mà như anh nói: “Anh được đi lưu diễn này kia, còn được khán giả yêu mến cho đến giờ. Bạn bè anh, cũng nhiều người đầy tài năng, mà còn khổ lắm, em ạ”.

Tôi có hỏi anh: “Anh hào hoa vậy, ái tình là điều khó tránh”. Anh cười, bảo, biết tránh làm sao. Rồi như, những gã đàn ông khác, dẫu có hào hoa hay không, thì đều cần có một nơi bình an để tìm về sau những tháng ngày mải miết rong chơi. Anh, lập gia đình. “Nhà anh hiền khô, bình thường vô cùng. Anh cảm ơn cuộc đời đã cho anh gặp được nhà anh. Bởi, nếu là một ai khác, chắc anh sẽ khổ sở nhiều lắm”, Thanh Long Bass nói vậy với tôi. Cái chất nghệ sĩ của Thanh Long Bass thể hiện ngay ở chuyện đã quyết hôn sự thì không vương vấn phù hoa. Anh có trách nhiệm với gia đình, anh xây dựng và bảo vệ gia đình ấy bằng tất cả khả năng của một trụ cột.

Chi tiết này, cũng ít người biết. Nhiều năm rồi, anh âm thầm làm từ thiện tại Bệnh viện Nhi đồng, Bệnh viện Ung Bướu… Anh làm đại diện giúp bạn bè đang ở Canada, anh lại tự làm từ thiện theo mệnh lệnh của trái tim mình cho niềm vui của riêng anh. Đơn giản là vì anh yêu trẻ con, anh muốn bù đắp cho những trẻ không may vướng phải biến cố của số phận ngay khi chưa hiểu được đời mình.

Đang mê chuyện, thì Thanh Long Bass phải đi, ê-kip của một chương trình đang chờ anh đến tập ở Nhà hát Bến Thành.

Tôi quên kể, anh vừa hợp tác với nhạc sĩ Đức Trí thu xong hai ca khúc trong kế hoạch âm nhạc với đĩa than. Loại đĩa tưởng chừng đã rơi vào quên lãng, nhưng lại âm thầm phục hồi.

Nhạc sĩ Đức Trí có báo, hai bài hát anh thu trong đĩa than ấy được khán giả mộ điệu chào đón rất hân hoan…

Theo báo mới

Hợp âm những bài hát do ca sĩ Thanh Long Bass thể hiện

Sheet nhạc

MỘNG CHIỀU XUÂN

Sáng tác: Ngọc Bích
MỘNG CHIỀU XUÂN - Như Quỳnh Hợp âm dạo (Bolero): [G] | [D] | [B] | [Em] | [C] | [D] | [Asus4]-[D] | [G] | [Dsus4] [F/A] | [G] | [G] | [Bm]-[Asus4] | [Gm] | [C]-[G] Gió chiều thầm vương bao [C] nhớ nhung [Am] Người yêu th...
Sheet nhạc

THÁNG SÁU TRỜI MƯA

Sáng tác: Hoàng Thanh Tâm - Lời thơ: Nguyên Sa
THÁNG SÁU TRỜI MƯA - Ngọc Lan Hợp âm dạo (Slow Rock): [Asus4] | [D] | [Dm] | [Dm] Tháng sáu [Dm] trời mưa trời mưa không dứt [Dm] Trời [Am] không mưa anh [A] cũng lạy [Dm] trời mưa [Dm] | [Gm] Anh lạy trời [Cm7] mưa phon...
Sheet nhạc

TIỄN ĐƯA

Sáng tác: Lê Đức Long
  Intro (Vũ Khanh ver.): [Fm] | [Bbm] | [D#] | [Fm]  [D#] | [Fm] | [G#]-[Fm] | [D#]-[Fm] | [D#]-[Fm]  1. Khi em về chừng như sang [G#] đông Trời [Bbm] tháng năm mà nghe lành [D#] lạnh Khi em [Cm] về ngồi nghe biển [...
Sheet nhạc

CHIẾC LÁ THU PHAI

CHIẾC LÁ THU PHAI - Quang Dũng & Mỹ Linh Hợp âm dạo (Rumba): [E] | [E] | [A] | [Am] | [Am] | [E] | [Am] [C] | [E] | [E] | [Am] | [E] | [E] | [Am] | [Am] [D7] | [G] | [C] | [F] | [Bm] | [E] | [Am] | [E] Về đây [Am] đứ...
Sheet nhạc

TIẾNG THU

Sáng tác: Hữu Xuân - Lời thơ: Lưu Trọng Lư
  [F] Em không nghe mùa Thu Dưới trăng mờ thổn [Dm] thức Em không nghe rạo [Gm] rực Hình ảnh kẻ chinh [Bb] phu Trong lòng người cô [F] phụ. Em không nghe rừng [Dm] Thu Lá thu kêu xào [F] xạc Con nai vàng ngơ [Gm7] n...
Sheet nhạc

PHÚT CUỐI

Sáng tác: Lam Phương
Intro (Chế Linh & Thanh Tuyền): [D] | [D/A] | [Bm] | [Gbm] | [D] | [Gbm] | [Bm] [Bm] | [Em] | [Em/B] | [A] | [A] | [D] | [G] | [D] Chỉ còn gần [D] em một giây phút [D] thôi [D] | [Bm] Một giây nữa [Gb] thôi là xa [D]...