Thông tin về ca sĩ Phượng Mai
Thông tin, tiểu sử ca sĩ Phượng Mai
Gia đình của Phượng Mai bên nội, ngoại đều là những nghệ sĩ nổi danh trong sân khấu tuồng cổ. Phượng Mai thuộc về thế hệ thứ 5 trong gia đình nghệ sĩ nầy. Ông Ngoại là nghệ sĩ tài danh Cao Tùng Châu, bầu gánh hát bội Phước Tường. Nữ nghệ sĩ Cao Long Ngà, em gái của ông Cao Tùng Châu là 1 diển viên hát bội tài danh được Hội Khuyến Lệ Cổ Ca liệt vào danh sách Ngũ Trân Châu của ngành hát bội, gồm có các viện ngọc quí như Cô Năm Nhỏ, Năm Đồ, Cao Long Ngà, Năm Sa Đét và Ba Út.
Ộng cậu của Phượng Mai là em vợ của ông bầu Nguyễn Phước Cương, cha ruột của nữ nghệ sĩ Kim Cương; do quan hệ gia đình nên lúc Phượng Mai được 5 tuổi, Kim Cương đã đưa Phượng Mai đi đóng phim, 1 vai con trong phim Ảo Ảnh của đạo diển Hoàng Vĩnh Lộc.
Phượng Mai hát vai con trong vở “Thiếu Phụ Nam Xương” trong ban kịch Kim Cương, diển mổi sáng chúa nhựt tại rạp Thanh Bình Sài Gòn. Cô còn được Kim Cương tập cho các vai đào con trong các vở kịch: Tôi Là Mẹ, Cuối Đường Hạnh Phúc, Sắc Hoa Màu Nhớ.
Phượng Mai học trường tiểu học Phan Văn Trị, ngang rạp hát bóng Đại Nam ở đường Trần Hưng Đạo.
Trong những năm 1960, 1961, rạp hát bóng Đại Nam chiếu phim Đài Loan Lương Sơn Bá & Chúc Anh Đài, Thanh Xà Bạch Xà, nhân viên gác cửa rạp chiếu bóng quen biết các nghệ sĩ đoàn hát Bầu Thắng và Bầu Cung nên cho các nghệ sĩ vào xem hát bóng mà khỏi mua vé. Phượng Mai nhân đó được xem phim Lương Sơn Bá & Chúc Anh Đài. Cô mê 2 diển viên tài danh Trung Quốc: Lăng Ba và Lạc Đế trong 2 vai Lương Sơn Bá & Chúc Anh Đài nên trốn học, xem liền cả tuần lể, nhập tâm học cách ca diển của 2 diển viên tài danh Đài Loan đó.
Nhà trường gởi thơ cho bà Cao Long Ngà, báo tin Phượng Mai thường trốn học, bà giận lắm, bắt Phượng Mai cúi xuống cho bà đánh, răn dạy. Phượng Mai mới bị 1 roi, mếu máo khóc nói: “Má ơi, đừng đánh con đau. Để con hát bội làm đào má coi.”
Bà Cao Long Ngà và Ông Sáu Xường tức cười, nói: “Được! Má không đánh nửa, con nói làm đào hát, hát cho má coi, không hát được thì ăn 5 roi về tội nói láo đó.”
Bà Cao Long Ngà sửng sốt, gọi chồng: “Anh Sáu! Con Mai nó hát giống Lăng Ba quá.”
Ông Sáu cũng mừng, bảo bà đi vô Chợ Lớn đặt may cho Phượng Mai mấy bộ đồ Tàu để Phượng Mai thủ diển 2 vai Lương Sơn Bá & Chúc Anh Đài vì nét diển, giọng ca, cách hát của Phượng Mai rất giống Lăng Ba và Lạc Đế, 2 danh tài phim ảnh Đài Loan.
Giổ Tổ năm đó, bà Cao Long Ngà dẩn Phượng Mai tới nhà Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ đường Cô Bắc, cho Phượng Mai lạy Tổ và hát vai Lương Sơn Bá nơi trường đình để hầu Tổ. Các nghệ sĩ tiền phong, các ký giả kịch trường đều khen hay, khen giống Lăng Ba. Ký Giả Nguyễn Ang Ca tặng cho Phượng Mai danh hiệu “Thần Đồng Tiểu Lăng Ba.”
Mới 7 tuổi, Phượng Mai đã nổi danh Thần Đồng Tiểu Lăng Ba, cô đã hát trong các xuất Đại Nhạc Hội trong 2 vai của Lăng Ba và Lạc Đế và được khán giả hoan nghinh nhiệt liệt.
Phượng Mai, Ngọc Bất Trác, Bất Thành Khí, 7 năm rèn luyện nghiệp Tổ:
Cha nuôi của Phượng Mai, ông Sáu Xường, cầu thủ bóng dá, phó Hội Trưởng Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ (vi ông cũng là kép hát bội lừng danh) muốn đào luyện cho Phượng Mai trở thành 1 nghệ sĩ chuyên nghiệp nên ngăn cấm không cho Phượng Mai đi học lóm như trước nay vì học lóm rất dể “hư nghề.”
Ông nói: “Phượng Mai là viên ngọc quí chưa được dũa mài, nếu để tự phất sẽ không có giá trị lớn mà phải nhờ những tay thợ chuyên môn dũa mài, đào luyện 1 cách quy mô và căn bản.”
Ông gửi Phượng Mai vào học lớp Đồng Ấu Minh Tơ, do chính danh sư Minh Tơ dạy ca, hát, múa theo đúng căn bản của nghành hát Bội. Về cổ nhạc cải lương, học với nhạc sĩ Tư Tần, nhạc trưởng dàn nhạc cổ Minh Tơ. Học tân nhạc với nhạc sĩ Bảo Thu. Học múa lân với nghệ sĩ Mười Vàng. Học ca Hồ Quảng với nhạc sĩ Há Thầu Chợ Lớn. Học tổng hợp (tức diển 1 vai tuồng đã được định hình trên sân khấu như vai Lữ Bố, vai Điêu Thuyền, vai Lưu Kim Đính … v.v. …) thì học trực tiếp với nữ nghệ sĩ Phùng Há. Học các vai đào trong tuồng Ngũ Biến Báo Phu Cừu, học vai Giả Thị trong tuồng Hoàng Phi Hổ Quy Châu thì học nơi bà Cao Long Ngà và bà Năm Đồ. Ngoài ra, Phượng Mai vẩn phải tiếp tục học Văn Hóa ở trường Tiểu học Phan Văn Trị.
Trong thời gian học nghệ, nếu có biểu diển ở các Đại Nhạc Hội thì Phượng Mai diễn những vai những trích đoạn học được nơi các danh sư kể trên, coi như làm bài kiểm hay học ôn.
7 năm khổ luyện, mổi năm học nghệ, Phượng Mai đều có những thành tựu xuất sắc.
Năm 9 tuổi, Phượng Mai đã nổi tiếng với Vũ Đức ở nhóm Đồng Ấu Minh Tơ qua nhiều vở tuồng như Na Tra, Ngũ Biến, Hoa Mộc Lan, Lương Sơn Bá & Chúc Anh Đài.
Năm 1970, Phượng Mai 14 tuổi đã vững vàng trong các vai đào chánh ở Ban Cải Lương Hoa Thế Hệ, Phụng Hảo và nhiều ban kịch, cải lương trên Đài Truyền Hình, đóng cặp với Thanh Tòng, La Thoại Tân, Vũ Đức, Thanh Bạch, Đức Lợi, Hùng Cường …
Các chương trình cải lương Hồ Quảng có Phượng Mai làm đào chánh, được Đài Truyền Hình phát đi vào các tối thứ bảy, thu hút đông đảo khán giả ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định và các vùng phụ cận.
Tôi giới thiệu Phượng Mai và phải bỏ ra mấy ngày thuyết phục các nghệ sĩ đoàn hát Tiều: Lâm Gia Ngọc, Đào Chí Hoa, Liên Cẩm Hồng, Dương Bội Thuyên cùng với Phượng Mai canh tân lối hát Tiều, bớt động tác ước lệ, hát vẩn là giọng Tiều, bài hát Tiều, y phục và vũ đạo canh tân, múa gần như loại hát Quảng là sở trường của Phượng Mai.
Tôi soạn vở Dương Gia Tướng, nghệ nhân người Triều, ông Huỳnh Khắc Minh dịch lại thành tiếng Tiều, thêm bài ca và Phượng Mai trở thành Đạo Diển, dạy cho các nghệ nhân nghiệp dư hát vở tuồng Dương Gia Tướng.
2 nhạc sĩ sư phụ của Phượng Mai là Há Thầu và Chú Long cũng được mời đến chỉ dạy ca. Năm đó đoàn hát Tiều hát trên sân khấu ngoài trời ở chùa ông, đường Cây Mai (rue des Marins cũ), đoàn hát Quảng của nhà thương Sùng Chính hát ở sân Tinh Võ, hát 3 đêm liên tục.
Đêm đầu đoàn hát Quảng của nhà thương Sùng Chính thu hút đông khách, nhưng gần 12 giờ khuya thì khán giả tràn qua chùa ông xem đoàn hát Tiều. Với y trang phong cảnh lạ hơn các năm trước, lối hát cũng hay hơn, vũ đạo, các màn đấu võ thì tuyệt vời.
Phượng Mai chỉ xuất hiện trong vai Dương Tôn Bảo đánh thương, đánh kiếm, màn ca hát có lời thì cô Lâm Gia Ngọc đóng. Vì vóc dáng giống nhau, y phục giống nhau, vũ đạo cùng học 1 lò với nhau nên 2 người thủ 1 vai mà khán giả không biết.
2 đêm sau, khán giả kéo gần hết qua xem đoàn hát Tiều của nhà thương An Bình. Đoàn hát Quảng của nhà thương Sùng Chính không có khán giả, phải ngưng hát.
Năm đó nhờ có Phượng Mai mà ban hát Tiều thắng cuộc. Ông Trương Dĩ Đại rất hài lòng, ông lì xì cho tôi, Phượng Mai, Chú Long và Há Thầu 1 phong bì khá nặng.
15 tuổi, Phượng Mai ký contract hát chánh cho đoàn Hà Triều Hoa Phượng, lưu diển miền Trung 6 tháng. Sau đó, cô ký hợp đồng hát cho đoàn Dạ Lý Hương Bầu Xuân, hát chung Hùng Cường, Bạch Tuyết, Dũng Thanh Lâm.
Lại thêm 1 giai thoại về tài năng thiên phú của Phượng Mai:
Đầu năm 1974, nhân dịp Tết Giáp Dần, thành phố Chợ Lớn được dịp tiếp 1 đoàn Kinh Kịch Đài Loan sang trình diển 1 tháng. Đây là 1 đoàn Kịch lớn của nhà nước Trung Hoa Dân Quốc, thuộc trường sân khấu Phục Hưng tại Đài Bắc (Quốc Lập Phục Hưng hý kịch thực nghiệm học hiệu.)
Đoàn diển tại rạp Đại Quang đường Tổng Đốc Phương, với 1 chương trình kịch mục như:
Phụng Nghi Đình, Tinh Trung Báo Quốc (Nhạc Phi), Hoa Mộc Lan, Trương Phi Thủ Cổ Thành … Và các nghệ sĩ Vương Phục Dung (vai Điêu Thuyền, Bạch Xà Nương, Dương Quí Phi), Trình Yên Linh (kép chánh vai Lữ Bố), Lý Kim Đường (vai lão) …
Đoàn đã thành công tốt đẹp qua diển xuất điêu luyện của dàn nghệ sĩ trẻ đẹp, những màn vũ thuật đẹp mắt, những điệu múa truyền thống hấp dẩn.
Các Bang Trưởng Quảng Đông, Triều Châu, Hẹ, Hiêp hội Hoa Kiều Tương Tế, Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ Việt Nam, Hội Khuyến Lệ Cổ Ca và nhiều tài danh Việt, Hoa, tổ chức khoản đãi các nghệ nhân Trung Hoa Dân Quốc tại nhà hàng Đồng Khánh. Trong buổi tiệc, các nghệ sĩ Đài Loan hát tặng vài bài ca cho các ông Bang Trưởng, diển 1 vài trích đoạn tuồng tặng cho các nghệ sĩ Việt Nam và có đoàn lân của Hội Sân Tinh Võ múa khai mạc dạ tiệc.
Đoàn Lân múa điệu “Lân Mẫu Sinh Lân Nhi”, nhưng vào giờ chót người múa vai lân con đau bụng, không múa được. Trưởng đoàn Lân lên micro cáo lổi, nhưng bà Bảy Phùng Há biểu Phượng Mai lên múa lân con giúp cho đoàn bạn.
Bà Cao Long Ngà thấy Phượng Mai còn do dự, bèn ra hiệu cho Phượng Mai và Kim thanh nhận lời đề nghị của bà Bảy Phùng Há.
Phượng Mai và Kim Thanh (diển viên đoàn hát bội bầu Cung, Cầu Muối) mặc áo dài Việt Nam nên cột 2 vạt trước sau lại, mượn đôi giày bố thay cho giày cao gót, 2 cô diển viên trẻ, Phượng Mai thủ đầu lân, Kim Thanh dũ đuôi, cả 2 cô cùng với đoàn lân sân Tinh Võ múa tiếp vũ khúc Lân Mẫu Sinh Lân Nhi.
Phải nói là lân con do Phượng Mai và Kim Thanh múa còn hay hơn lân râu bạc của sân Tinh Võ. Cả 2 diển viên trẻ tài danh nầy là học trò của ông Mười Vàng, tổ sư đoàn múa lân râu đen Cầu Muối. Tết nào đoàn lân Cầu Muối cũng được các tiệm, quán ở Sài Gòn, Chợ Lớn mời đến múa khai trương cửa hiệu hoặc chúc thọ cho người già trong gia đình.
Phượng Mai và Kim Thanh múa đến đoạn Sư Tử Hí Cầu, ông Mười Vàng lại đánh trống, các nhạc sĩ Tấn Thành Ban đánh chập chỏa.
Trống thúc từng con, khi thì rụp rụp nhịp thật nhẹ, lân con gậm trái cầu, dùng chân đùa giởn, trái cầu văng xa, trống đánh thúc, lân như bình tĩnh, cất cao đầu múa rồi lăn vòng, chụp, gậm trái cầu thật đẹp.
Tất cả học sinh trường Quốc Lập Phục Hưng hí kịch Đài Bắc đồng loạt đứng lên vỗ tay hoan hô. Đội Tinh Võ để đầu lân xuống đất, ngẩn ngơ nhìn lân con Phượng Mai và Kim Thanh lạy tạ sự tán thưởng của đoàn bạn. Ông chủ nhà hàng Đồng Khánh lấy 2 lượng vàng gói trong giấy đỏ, cột chung với 1 cây cải sà lách, cho người đứng trên ghế, dương cao lên thưởng cho lân con.
Trống múa lân lại nổi lên rộn rã, lân con Phượng Mai và Kim Thanh múa điệu múa vui tươi, hí hững, vờn cây cải, muá thêm 1 chập rồi gậm cây cải lẩn 2 lượng vàng. Theo tiếng trống đánh thúc, lân con lạy tạ ông chủ Đồng Khánh, xong lân con quay lại lạy tạ lân mẹ của Đội Tinh Võ. Điều không ai nghĩ tới là lân con nhã 2 lượng vàng trong gói giấy đỏ trước mặt lân mẹ Tinh Võ, lấy chân khều khều đầu lân mẹ, vờn vờn trước lân mẹ khiến cho đội Tinh Võ phải cầm đầu lân lên múa tiếp với lân con sau khi nuốt bao lì xì. Lúc nầy thì ngoài tiếng vỗ tay như sấm còn nhiều tiếng Tàu hô lớn, hoan hô hành động quá đẹp của lân con Phượng Mai và Kim Thanh.
Dứt điệu múa, đội trưởng đội Tinh Võ trả 2 lượng vàng cho Phượng Mai, nhưng Phượng Mai không nhận và nói là ông chủ tặng thưởng chung cho đoàn lân Tinh Võ mà cô chỉ là lân con của Tinh Võ. Nhờ sự tinh tế khéo léo của Phượng Mai mà đoàn lân Tinh Võ không bị mất mặt.
Trưởng đoàn kịch Đài Bắc cũng là hiệu trưởng trường Quốc Lập Phục Hưng Hý Khúc và cô đào chánh Vương Phục Linh mời Phượng Mai và Kim Thanh ngồi chung bàn trò chuyện. Khách nói tiếng Quan Thoại nên cuộc mạn đàm phải qua thông dịch viện. Sau đó theo yêu cầu của đoàn khách, Phượng Mai và Kim Thanh diển 2 trích đoạn tại sân khấu Đồng Khánh: Trích đoạn Lữ Bố Hí Điêu Thuyền và Lữ Bố thất Bạch Mã Thành.
Phượng Mai Lữ Bố, Kim Thanh Điêu Thuyền, Phượng Mai trong vai Lữ Bố khi tròng ghẹo Điều Thuyền tại Phụng Nghi Đình thì tình tứ hết chổ nói. Khi giả biệt Điêu Thuyền lúc thất trận ở Bạch Mã Thành thì vừa oai dũng lồng lộn lên như con sư tử bị thương, vừa bi lụy phải xa rời người ngọc trước khi chết. Phượng Mai không hổ danh là cao đồ của các danh sư Phùng Há, Cao Long Ngà, Minh Tơ, Mười Vàng, đã làm cho các sinh viên trường kịch nghệ Đài Bắc thán phục sát đất.
Ông Trưởng Đoàn kịch Đài Bắc đề nghị nếu Phượng Mai và Kim Thanh đồng ý, họ sẽ nhờ Đại Sứ quán trung Hoa Dân Quốc đạt thư mời và xin mọi thủ tục xuất, nhập cảnh cho Phượng Mai và Kim Thanh đi Đài Bắc, biểu diển ở trường sân khấu Đài Bắc và 1 số nơi ở Đài Trung, Đài Nam, coi như là 1 cuộc giao lưu văn hóa giửa 2 nước.
Phượng Mai và Kim Thanh rất vui mừng vì được dịp xuất ngoại học tập, nhưng có lẽ vì tình hình chiến sự ở Việt Nam, Phượng Mai và Kim Thanh không được phép xuất ngoại đi Đài Bắc.
Sau năm 1975, Phượng Mai hát vai đào chánh ở Đoàn Minh Tơ với Thanh Tòng qua các tuồng Dưới Cờ Tây Sơn, Xuân Về Trên Đỉnh Mã Phi, Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài.
Năm 1977 hát trên sân khấu Huỳnh Lon với Thanh Bạch, Hữu Lợi, Đức Lợi qua các tuồng Con Tấm Con Cám, Lưu Kim Đính Giải Giá Thọ Châu, Về Đất Kinh Châu, Đường Về Núi Lam …
Đầu năm 1979, hát cho đoàn Dạ Lý Hương – Sông Bé thay vai Mộng Tuyền trong tuồng Bao Công Xử Án Trần Thế Mỹ.
Cuối năm 1979, Phượng Mai theo chồng định cư ở Tây Đức trong 15 năm.
Năm 1982 bà Cao Long Ngà, bà cô mà cũng là má nuôi của Phượng Mai mất. Cô không về thọ tang được, chỉ biết hướng về Việt Nam van vái, và đến chùa cầu siêu cho vong hồn bà được siêu thăng.
Từ năm 1994, gia đình đổ vở, cô sang qua California định cư, sống với 2 con. Ở hải ngoại suốt 19 năm, Phượng Mai vẩn sống bằng nghề hát vì cô giỏi về mọi mặt. trong lãnh vực tân nhạc, cô được các trung tâm băng nhạc lớn mới thu thanh thu hình (Thúy Nga, Làng Văn, Giáng Ngọc) được mời đi show tân nhạc, cải lương và Hồ Quảng, hát chung với Hương Lan các vở tuồng: Lương Sơn Bá & Chúc Anh Đài, Cho Trọn Cuộc Tình, Tấm Lòng Của Biển, Áo Cưới Trước Cổng Chùa, Khi Hoa Anh Đào Nở, Người Đẹp Bạch Hoa Thôn, Hoa Đồng Cỏ Nội, Dương Quí Phi …
Trong những năm 77, 78, tôi ở chung đoàn Huỳnh Long với Phượng Mai. Trước đó cũng từng cộng tác trong đoàn Dạ Lý Hương và các chương trình cải lương Đài Truyền Hình, nên hiểu biết khá nhiều về khả năng nghệ thuật và tánh tình của Phượng Mai.
Số đông nghệ sĩ tuồng cổ (hát hội, hát bội pha cải lưởn, hồ quảng) thường gỏi về vũ đạo mà yếu và ca, hơi khan hoặc tiếng hát rè rè, riêng Phượng Mai là cô đào hiếm hoi hội đủ hai yếu tố: ca và diển xuất sắc.
Giọng Phượng Mai ấm áp, ngọt ngào, truyền cảm, có hơi thổ như giọng ca của Thanh Nga, Mỹ Châu. Phượng Mai ca cổ nhạc theo điệu cải lương rất chuẩn mực, đúng bài bản, đúng điệu, theo đúng chân truyền, ca Hồ Quảng cũng rất hay, rõ lời.
Phượng Mai diển xuất đằm thắm, tinh tế, biết tiết chế hành động tối đa để các động tác vũ đạo dịu dàng, nhuần nhuyễn. Trong vai Văn cũng như vai Võ, Phượng Mai đều có những bước đi, vung tay đẹp, đúng cách, chỉ cần nhìn từng bước đi, điệu bộ của Phượng Mai, người xem khẳn định đây là 1 nghệ sĩ nhà nghề.
Còn nhớ khi độc diển màn cuối của vở Chúc Anh Đài than khóc trước mộ của Lương Sơn Bá, Phượng Mai đã diển xuất thần, kết hợp nhuần nhuyễn giửa vũ đạo đẹp mắt, giọng ca điêu luyện và nét mặt bi thương, trong lớp diển nầy, Phượng Mai chứng tỏ khả năng khắc họa hình tượng nghệ thuật cho nhân vật mà cô thủ diển, có thể dùng làm mẫu mực cho các thế hệ đàn em học theo kỷ thuật ca diển đó. Trước Phượng Mai, 1 thời đã có Bo Bo Hoàng diển xuất thần trong vai Chúc Anh Đài, cùng với Đức Phú trong vai Lương Sơn Bá.
Chỉ tiếc 1 điều, hiện nay là hoàn cảnh đất nước không được như trước 75, nhiều tài năng nghệ thuật sân khấu không có môi trường thuận lợi để hành nghề, để cống hiến những tác phẩm sân khấu nhiều hơn nửa cho khán giả thưởng thức. Có nhiều nghệ sĩ bỏ nghề. Phượng Mai còn sống được bằng nghề ca hát cũng là điều quý hiếm. Mong rằng Phượng Mai có cơ hội và phương tiện để truyền dạy lại cho các nghệ sĩ đàn em những gì cô đã học được và đã phát triển đến mức mẫu mực như hiện nay.
Theo conhacvietnam.com