Thông tin về nhạc sĩ Ns Trần Hữu Dàng

Rất ít đồng nghiệp quan tâm đến “ hồi ức màu đỏ” của GS Dàng: Tham gia cách mạng từ trước 1975, trong phong trào SV đô thị miền Nam; bản thân là cơ sở hoạt động nội thành do Thành ủy Huế lãnh đạo; cùng với một SV Y khoa khác là 2 cơ sở cách mạng duy nhất được Thành ủy Huế giao nhiệm vụ tiếp quản và lãnh đạo phong trào SV trường ĐH Y Khoa Huế những ngày đầu mới giải phóng-  vì mỗi một giây phút hiện tại đối với người thầy giáo, bác sĩ, kiêm CBQL chuyên môn này đều là vàng ngọc. 10 năm sau ngày giải phóng, đất nước còn trong thời kỳ bao cấp, chưa thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo, thầy giáo trẻ Trần Hữu Dàng cũng như nhiều thanh niên sống có hoài bão, lý tưởng khác, vẫn hăm hở một ý chí cống hiến. Anh kiêm nhiệm một lúc nhiều nhiệm vụ Đảng, Chính quyền, Đoàn thể giao phó nhưng vẫn không ngừng học tập để vươn lên. Nhiều năm liền Đảng bộ Trường ĐH Y Dược Huế đạt trong sạch vững mạnh phải kể đến vai trò của người Phó Bí thư Đảng ủy giàu kinh nghiệm chỉ đạo công tác Đoàn thanh niên và có sở trường hoạt động văn hóa, văn nghệ. Ở cương vị Phó Hiệu trưởng phụ trách Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, ông đã tổ chức thành công nhiều Hội nghị Khoa học quy mô các cấp Trường, toàn quốc, Quốc tế. Số lượng đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp Quốc gia, của Trường tăng cả về chất lẫn lượng trong thời gian bản thân trực tiếp phụ trách; góp phần mang về nhiều dự án hợp tác Quốc tế quan trọng, lợi ích thiết thực cho phát triển của trường. Trong vai trò Chủ tịch Công đoàn trường, ông đã lãnh đạo Trường ĐH Y Dược Huế nhiều năm liền là ngọn cờ đầu của phong trào Công đoàn Đại học Huế, hoạt động được đánh giá là năng động, sáng tạo, đột phá, nhiều năm được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng cờ thi đua Bằng khen…

GS Tran Huu Dang

GS Trần Hữu Dàng luôn có nhiều hiến kế cho đổi mới GD Đại học

Trong câu chuyện với chúng tôi, GS Dàng hầu như lảng nói về danh hiệu CSTĐ cấp Bộ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ông mải say sưa về những câu chuyện về bệnh viện thực hành, về đào tạo người thầy thuốc, về những dự tính cho tương lai. “ Một bệnh viện không thuộc trường dù có trang bị hiện đại thì thì thầy và trò đến đó trong giờ thực hành cũng không được làm chủ. Trong khi đó, ở tầm vĩ mô, để đào tạo sinh viên trở thành bác sĩ giỏi phải tăng cường khâu thực hành, thí nghiệm. Xuất phát vì lẽ đó mà bằng mọi cách, Trường ĐH Y Dược-ĐH Huế đã xây dựng bệnh viện của trường, với mục tiêu đào tạo rõ ràng, thầy giảng dạy ở đó vô cùng thoải mái, SV đến đó được thực hành ngay tức khắc” . Ai cũng biết BS Trần Hữu Dàng là chuyên gia của bệnh đái tháo đường Quốc tế , là Phó Chủ tịch Hội Đái tháo đường Việt Nam và  lưu loát 2 thứ tiếng Anh, Pháp, nhưng có lẽ rất ít người biết ông còn là tác giả của hàng trăm bài hát, trong đó có bài “ Hành khúc trường Y” làm nhạc nền mở đầu cho các lễ hội của Trường. Tại một Hội nghị gồm 1600 Nhà giáo của Asian ở Bắc Thái Lan, đến phiên Việt Nam đóng góp tiết mục văn nghệ, Bác sĩ  Dàng đã tự tin về khả năng tiếng Anh của mình, trước khi trình bày bài hát, ông đọc rành mạch từng câu, chữ để truyền đạt nội chung đến khán giả, một nội dung đầy sức ám ảnh và khái quát ý nghĩa: Màu da khác nhau, dòng máu khác nhau nhưng khi có vết thương thì đều rỉ ra dòng máu đỏ. Nên con người đều giống nhau ở nỗi đau hay hạnh phúc… Và anh đọc đến đâu, cả hội trường vỗ tay đến đó, máy chụp ảnh bấm tiên tục, nhiều người ngạc nhiên về một người Việt nói tiếng Anh thuần thục đến như thế.

Y đức là động lực của sức bền cống hiến

Tôi đã từng nghe nói nhiều về Y đức, và vẫn còn bán tín bán nghi khi đây đó, những vụ việc tiêu cực, thương mại hóa ở các bệnh viện do tác động của cơ chế thị trường vẫn thường xảy ra. Có những khi do chính người nhà bệnh nhân làm người thầy thuốc không giữ được “bàn tay sạch” của mình. Thế nên, khi nghe BS Dàng thẳng thắn phê phán “nạn phong bì” trong giảng đường, nơi bệnh viện thì tôi đặc biệt chú tâm. “Phần lớn sinh viên hệ chuyên tu ra làm bác sĩ, trước khi thi cử thường mang theo quà đến thăm thầy cô. Hoặc sau khi hỏi thi, chỉ trong vòng một phần hai giờ đồng hồ là trên bàn đủ các thứ, kể cả bia rượu. Trong khi đó thì người thầy dạy chính khóa trên lớp cả 4 tiếng đồng hồ không có một ly nước uống”-cảm động thay một Bác sĩ Nội trú tu nghiệp tại Cộng hòa Pháp từ những năm chín mươi, từng được tin tưởng bàn giao nhiệm vụ trực gác tại một bệnh viện ở Pa ri, được giao 20 giường bệnh chuyên khoa, nội tiết, đái tháo đường , một TS, PGS, rồi NGƯT với hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước mà vẫn còn lưu tâm, trăn trở tới từng tiểu tiết về giáo dục Y đức cho SV như thế.

Năm 2012, GS.BS Trần Hữu Dàng bước qua tuổi 60.  Bằng vào trình độ, năng lực, với hơn 200 đề tài cấp tỉnh, cấp nhà nước và sức lan tỏa trong và ngoài xã hội, ông đã có thể tiếp tục kéo dài thời gian quản lý. Nhưng ông quan niệm: thôi thì ở đâu mình cũng không  đánh mất nhiệt huyết và đam mê là được. Vẫn được hàng ngày bước trên giảng đường, vào phòng học, phòng thực hành cùng SV, đó là hạnh phúc  của người thầy giáo. Không chỉ dạy cho SV Việt Nam, ông còn tham gia giảng dạy cho SV của Trường ĐH Munich nước Đức hay hướng dẫn nghiên cứu sinh chuyên ngành Nội tiết Đái tháo đường… Bây giờ gặp riêng ông còn khó hơn thời còn làm quản lý, vì hết nơi này đến nơi khác mời ông cộng tác. Ông xuất hiện nhiều nhất vẫn là ở hội nghị, hội thảo khoa học của Hội liên hiệp Khoa học Tỉnh do ông làm Chủ tịch. Ông còn xuất hiện ở các hội nghị về Nội tiết Đái tháo đường tại Việt Nam, trong cương vị Chủ tịch hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, hay Hội nghị các trường ĐH Asian và Trung Quốc tại Quý Châu (Trung Quốc).

Chúng tôi cũng đã từng được nghe SV nói nhiều về những tiết dạy trên lớp, về những buổi nói chuyện của thầy giáo Dàng: “ Đó là một trong những người thầy làm chúng em thấy thích thú học tập và biết yêu công việc”, “ Mỗi khi nghe thầy phát biểu chúng em cảm thấy yêu hơn cuộc sống, con người và nghề nghiệp”. Vì thế mà chỉ cần ông bước vào lớp học hay lên bục khán đài là SV đã im phăng phắc. Bây giờ gặp lại, chúng tôi vẫn muốn được nghe ông truyền thụ kinh nghiệm hình thành kỹ năng mềm cho sinh viên, đó là khả năng giao tiếp, ứng xử, xử lý trong mọi tình huống. Điều này cũng dễ hiểu, vì khi một người thầy vừa có chuyên môn giỏi, thông thạo ngoại ngữ lại có nhiều tài lẻ như GS Trần Hữu Dàng thì ắt sẽ thừa tự tin để chinh phục trước số đông. Và đó cũng là một dạng truyền lửa hữu hiệu đối với thế hệ trẻ.

 

Nguyễn Thị Thúy Hồng  

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Ns Trần Hữu Dàng sáng tác

CÓ MỘT DÒNG SÔNG

Hợp âm CÓ MỘT DÒNG SÔNG   Hợp âm dạo (Capo I.): [D] | [D] | [G] | [Gm] | [D] | [C] | [Dm] [Gm] | [Dm] | [C] | [F] | [C] | [F] | [C] | [D] | [Dm7] 1. Có từ ngày [F] nao dòng sông [D] xanh Mông mênh sóng [Am] nước. [D...