Thông tin về ca sĩ Thành Lê

22 tuổi, Thành Lê mới có dịp bước chân ra Hà Nội. Đó là giây phút cô bắt đầu được chạm tới giấc mơ của mình. Năm 2007, một lần nữa vinh quang lại đến khi cô đạt vị trí cao nhất dòng nhạc dân gian của giải Sao Mai… Vóc dáng nhỏ nhắn, gương mặt chỉ đủ để gọi là ưa nhìn, Thành Lê tự nhận mình không có được những nét đẹp đặc trưng như da trắng, mắt đen, tóc dài của con gái sông La. Nhưng chất giọng trữ tình, sâu lắng, ngọt ngào mà cô có là một phần được chắt chiu và hoài thai từ những nghèo khổ mà nên thơ của quê hương. Gặp lại Thành Lê trong một chương trình từ thiện ở Hà Tĩnh, quê hương của chị, nghe tiếng hát da diết, xúc động của chị, người viết cảm nhận được một tình yêu quê hương luôn cháy bỏng trong tâm hồn cô ca sĩ xứ Nghệ này. Thành Lê “thú nhận” mình là người nặng tình, không ồn ào nhưng lại rất quyết đoán và bền bỉ. “Năm thứ nhất, em thi vào Nhạc viện Hà Nội bị trượt. Năm thứ hai, em vừa học trường Nghệ thuật tỉnh vừa ôn thi tiếp vào Nhạc viện nhưng… vẫn trượt. Nhiều người nhìn em với ánh mắt không thiện cảm vì người ta nghĩ em muốn trèo cao thì ngã đau, “sao mai” giải nhất dòng nhạc dân gian tâm sự. Sự khởi đầu đầy trắc trở “Nụ cười rạng rỡ như được xướng tên trong đêm chung kết hoa hậu, bạn bè tếu vui khi chúc mừng em. Chị ơi, quả thực, đêm ấy em hạnh phúc vô cùng. Em đã không kìm được nước mắt…”, Thành Lê mắt long lanh, ngân ngấn nước. Thành Lê tự ví mình như “con dã tràng” đào không biết mệt. Để toả sáng trong đêm chung kết xếp hạng giải Sao Mai năm nay, cô đã phải đổ bao nhiêu mồ hôi và nước mắt. Tuổi thơ của cô gái quê Đức Thọ – Hà Tĩnh đã “bì bõm” những câu hò Hà Tĩnh, nghe bố mẹ hát Xa khơi (Nguyễn Tài Tuệ), Hà Tĩnh mình thương (An Thuyên)…Thành Lê rất thích hát và cô thường được chọn làm quyển ca ở lớp. Những ngày trung học phổ thông, cô tham gia “đấu đá” giải giọng hát hay ở huyện, tỉnh và nhận được kha khá giấy khen. Thấy con gái gắn bó với ca hát lại muốn thi vào Nhạc viện, bố mẹ Thành Lê ra sức can ngăn, sợ con gái theo nghề này sẽ khổ. Nhưng Thành Lê vẫn quyết tâm theo đuổi hi vọng được học thanh nhạc bài bản. “Năm thứ nhất, em thi vào Nhạc viện Hà Nội bị trượt. Năm thứ hai, em vừa học trường Nghệ thuật tỉnh vừa ôn thi tiếp vào Nhạc viện nhưng… vẫn trượt. Nhiều người nhìn em với ánh mắt không thiện cảm vì người ta nghĩ em muốn trèo cao thì ngã đau. Năm thứ 3, em lại khăn gói ra Hà Nội thi vào Nhạc viện, em quyết lần này không đỗ thì không bao giờ… đi thi nữa”, Thành Lê bảo vậy. Rồi, cô đã nhận được giấy báo thi đỗ vào trường Nhạc viện Hà Nội đúng ngày sinh nhật lần thứ 20 của mình. Cô đã hét to vì sung sướng! Cô kể rằng, những năm đầu học chuyên ngành, thang điểm của mình rất thường. Phải đến cuối năm thứ 3, điểm của Thành Lê nhảy vọt lên… 9,3. Từ đấy, cô luôn là 1 trong 3 bạn dẫn đầu của lớp. Thành Lê kể về mẹ thật nhiều, thật nhiều. Khi đau khổ nhất, người đầu tiên Lê nghĩ tới là mẹ và khi hạnh phúc nhất, người đầu tiên Lê nghĩ đến cũng là mẹ. Nhà có 4 chị em. Hai chị gái đều đã lập gia đình và kinh doanh. Mẹ thương và chiều cô gái áp út nhất. Lên lớp 9, lớp 10, Lê cũng không phải giặt quần áo vì các chị… dành hết. Cô cũng hay tâm sự với mẹ. Dù cô có làm điều gì sai, mẹ cũng tìm cách động viên chứ không hề trách móc. Được chiều, nhưng Thành Lê không hay ỉ lại và nhõng nhẽo. Cô lại càng thương mẹ nhiều hơn. Giải thưởng này, cô “xin” làm quà để tặng mẹ! Lê “thú nhận” mình là người nặng tình, không ồn ào nhưng lại rất quyết đoán và bền bỉ. Cô nói những ca khúc buồn hợp với cá tính mình hơn. Cô nghĩ tới một album về dòng nhạc dân gian để ra mắt cuối năm nay, có lẽ chỉ chọn những ca khúc sâu lắng, da diết kiểu như Hà Tĩnh mình thương!

Hợp âm những bài hát do ca sĩ Thành Lê thể hiện

Không tìm thấy kết quả nào
Gợi ý:

* Chọn đúng chức năng tìm kiếm theo tên Bài hát.
* Loại bỏ các ký tự đặc biệt trong từ khóa (VD: !@#$%^&*?).
* Loại bỏ tên tác giả / ca sĩ ra khỏi từ khóa.

Bạn có thể: