Thông tin về nhạc sĩ Huy Du

Huy Du, tên đầy đủ là Nguyễn Huy Du (1 tháng 12 năm 1926 – 17 tháng 12 năm 2007) là một nhạc sĩ chuyên vềnhạc đỏ của Việt Nam.

Tiểu sử

Huy Du còn có bí danh là Huy Cầm, sinh tại quê hương xã Tân Chi huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, là con thứ 2 trong một gia đình có 10 anh chị em. Cha ông là nhà giáo Nguyễn Huy Hoàng. Khi cha ông chuyển về Hà Nội dạy học, ông cũng theo cha đến Hà Nội sống và học tập. Ở đây ông bắt đầu được học nhạc và violon. Ông cùng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tường (tức nhạc sĩ Phong Nhã) cùng những người bạn khác hợp thành ban nhạc biểu diễn tại rạp Tố Như hàng đêm.

Năm 1944, ông tham gia tổ chức Thanh niên cứu quốc và đến năm 1945 ông nhập ngũ và hoạt động trong Đội tuyên truyền vũ trang. Từ năm 1947 đến năm 1949, Huy Du dạy nhạc ở trường Thiếu sinh quân liên khu III. Năm 1949, ông làm trưởng đoàn văn công của Bộ tư lệnh liên khu III rồi trưởng đoàn văn công Sư đoàn 320 (năm 1951).

Từ năm 1956 đến năm 1962, Huy Du học tại Nhạc viện Bắc Kinh, Trung Quốc.Năm 1962, ông trở về nước làm việc tại Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị (Quân đội Nhân dân Việt Nam) cho đến năm 1977. Đây là giai đoạn ông cho ra đời hàng loạt tác phẩm nổi tiếng nhất của mình.

Huy Du đã từng là Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá III, Đại biểu Quốc hội khoá VII, khóa VIII, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá – Giáo dục Quốc hội khoá VIII. Ông từng là Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc. Ông nghỉ hưu vào năm 1990.

Ngày 17 tháng 12 năm 2007, ông mất tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, thọ 82 tuổi.

Gia đình

  • Cha Huy Du là Cụ Nguyễn Huy Hoàng, thường gọi là “Cụ Giáo Hoàng”, dạy học tại Hà Nội, sống tại 44 Phố Châu Long, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội và mất tại nhà riêng.
  • Phu nhân là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhung, nguyên Phó Giám đốc Nhạc viện Hà Nội. Vợ chồng Huy Du có 2 con; một gái, một trai đều thành đạt.

Sự nghiệp sáng tác

Ca khúc đầu tay của ông là Sóng nước Ngọc Tuyền lấy cảm hứng từ ca khúc Thiên thai của nhạc sĩ Văn Cao (cụ thể là từ câu hát Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền).

Trong lúc hoạt động âm nhạc tại Liên khu III, ông có các sáng tác: Ba Vì năm xưa, Sẽ về Thủ đô, Những gác chuông giáo đường (phổ thơ Hữu Loan), Tôi yêu hoà bình

Khi đang tại Nhạc viện Bắc Kinh, ông viết ca khúc Hoa mộc miên với chủ đề tình hữu nghị anh em giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc (lúc này quan hệ giữa hai nước rất thân thiết). Khi làm việc tại Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị, ông đã có những sáng tác được công chúng yêu thích như Tình em (thơ Ngọc Sơn, 1962), Bế Văn Đàn sống mãi (thơ Trinh Đường, 1963), Tôi ca mãi đời anh (1964). Ông cũng viết các tác phẩm khí nhạc như Miền Nam quê hương ta ơi!, Kể chuyện sông Hồng.

Vào thời kì Kháng chiến chống Mỹ ông đã viết rất nhiều ca khúc, trong đó có những ca khúc được phổ biến rộng rãi như: Thề bảo vệ Tổ quốc, Anh vẫn hành quân(thơ Trần Hữu Thung), Bạch Long Vĩ đảo quê hương, Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi, Chưa hết giặc ta chưa về, Cùng anh tiến quân trên đường dài (thơ Xuân Sách), Nổi lửa lên em (phỏng thơ Giang Lam), Đường chúng ta đi (lời thơ Xuân Sách), Trên đỉnh Trường Sơn ta hát, Đêm Trường Sơn, Bài ca đường chín

Khi đất nước thống nhất, ông viết tiếp những ca khúc: Việt Nam ơi ta bước tiếp, Việt Nam ơi! Mùa xuân đến rồi, Chiều không em (phỏng thơ Thuỵ Kha), Người mù hát tình ca (phỏng thơ Thế Hùng), Biển cả quê hương, Nhớ về cửa biển, Chợ Chờ em vẫn chờ ai (thơ Phạm Tiến Duật), Khát vọng mùa xuân (thơ Huy Cừ), Đường chân trời (thơ Hoàng Trần Cương)…

Huy Du là một trong những nhạc sĩ lớn của dòng nhạc cách mạng. Những sáng tác của ông được công chúng đón nhận và yêu thích. Nhiều ca sĩ thành danh đã hát nhạc của ông, trong đó có Quý Dương, Quang Hưng, Doãn Tần, Bích Liên, Lê Dung…

Nhạc sĩ Huy Du đã xuất bản các tập ca khúc: Anh vẫn hành quân (NXB Văn hoá), Đường chúng ta đi (NXB Quân đội nhân dân), Khát vọng mùa xuân (NXB Âm nhạc),Tuyển chọn ca khúc (NXB Âm nhạc và Hội nhạc sĩ Việt Nam); Băng audio – cassette: Người mù hát tình ca (Audio Hồ Gươm), Chiều không em (DIHAVINA và Hội Nhạc sĩ Việt Nam).

Giải thưởng

Huy Du được tặng nhiều giải thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhất (10-2007); Huân chương Quân công hạng Nhì; Huân chương Chiến công hạng Nhì và Ba… Ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học – Nghệ thuật năm 2000 cho các tác phẩm Bế Văn Đàn sống mãi, Đường chúng ta đi, Anh vẫn hành quân,Cùng anh tiến quân trên đường dài, Nổi lửa lên em.

Tác phẩm

Ca khúc

Huy Du có gần 400 ca khúc, ca khúc hợp xướng, hợp xướng có dàn nhạc đệm và không có dàn nhạc đệm (a cappella). Trong đó có những ca khúc tiêu biểu như:

  • Anh vẫn hành quân (thơ Trần Hữu Thung)
  • Bạch Long Vĩ đảo quê hương
  • Tình em (thơ Ngọc Sơn)
  • Bế Văn Đàn sống mãi (thơ Trinh Đường)
  • Tôi ca mãi đời anh
  • Cùng anh tiến quân trên đường dài (thơ Xuân Sách)
  • Nổi lửa lên em (thơ Giang Lam)[2]
  1. ^ Vô biên trên “Sóng nước Ngọc Tuyền”
  2. ^ (Giang Lam là một nhà báo, có sáng tác một số bài thơ, trong đó có bài “Nổi lửa lên em” được nhạc sĩ Huy Du phổ nhạc_ theo lời kể của nhạc sĩ Huy Du_)
  • Đường chúng ta đi (lời thơ Xuân Sách)
  • Trên đỉnh Trường Sơn ta hát
  • Đêm Trường Sơn
  • Việt Nam ơi! Mùa xuân đến rồi
  • Chiều không em (phỏng thơ Nguyễn Thụy Kha)
  • Ba Vì năm xưa
  • Sẽ về Thủ đô

Giao hưởng

  • Miền Nam quê hương ta ơi (1959) viết cho violon và piano – sau này ông phối âm cho violon và dàn nhạc giao hưởng.
  • Kể chuyện sông Hồng (1960). viết cho violon, cello và piano.

Nhạc cho phim

Ông đã viết nhạc cho những phim:

  • Bạch Long Vĩ
  • Rừng o Thắm (đồng tác giả)
  • Quảng Trị giải phóng
  • Đại thắng mùa xuân (đồng tác giả)
  • Dã tràng
  • Tiểu thư Yến Ngọc

Nhạc cho kịch nói

  • Cố nhân
  • Hành trình đến tự do
  • Quê hương

Đánh giá

  • Giáo sư, tiến sỹ Huỳnh Khái Vinh đã từng nhận xét: “Huy Du là một nhạc sĩ tài ba, nhạc của ông không chỉ đi sâu vào nhiều đối tượng khán, thính giả rất rộng, rất sâu mà còn mang tính chất cao sang, rất trang trọng, đầy sức hấp dẫn”.
  • Có vào chiến trường mới nghiệm sinh hết mình ảnh hưởng của Huy Du” (Nhà văn Xuân Thiều)
  • “Một Huy Du nở rộ trong thời chống Mỹ. Một Huy Du vẫn vững vàng và sôi nổi trong hòa bình xây dựng. Từ Huy Du trẻ trung đến Huy Du già dặn, Huy Du đã và vẫn là nhạc sĩ của Quân đội, của tuổi trẻ và tình yêu, và khát vọng mùa xuân… “ (Giáo sư Trần Quốc Vượng)
  • Những sáng tác của Huy Du cùng với nhiều nhạc sĩ Cách mạng khác đã tạo được cái nền vững chắc cho âm nhạc Việt Nam hiện đại trên một căn bản dân tộc. Nền nhạc đó khác một cách đương nhiên với âm nhạc lãng mạn trước đó và sau này ở Sài Gòn (trước năm 1975) mà sự khác nhau không phải là vấn đề đề tài, hoặc đặc tính tuyên truyền như nhiều người lầm tưởng, mà là khác về thực chất âm nhạc. Tôi không phải là người đứng trong đội ngũ của ông, song tôi hiểu điều này.” (Nhạc sĩ Dương Thụ, 1987)
  • Tính giai điệu là một đặc điểm trong âm nhạc Huy Du. Nhờ giai điệu đẹp, dễ đọng lại trong lòng người, bài hát tạm rời bỏ lời ca (dù đó là lời thơ cũng rất …nên thơ) vẫn không mất đi giá trị nghệ thuật của nó. Chả thế mà không ít ca khúc của ông vẫn được diễn tấu như nhạc không lời. Có thể nói, ở ông nhạc hát tiềm ẩm chất khí nhạc, và ngược lại, nhạc đàn đầy tính ca xướng. Giai điệu nhiều chất hát đã làm cho các tác phẩm hòa tấu của ông dễ nghe dễ nhớ, dễ cảm nhận như những bài ca không lời(…) Giản dị, tự nhiên, chân thành, giàu chất hát chất thơ – đó là những gì nói gắn gọn về con người và âm nhạc Huy Du.” (Nguyễn Thị Minh Châu – nhà phê bình âm nhạc)
  • Đời Huy Du cuộc viễn du ngời sáng
Khắp nước non trọn ngày tháng hào hùng

Huy Du đêm nhạc tưng bừng
Họ Huy, Huy Cận xin mừng Huy Du…

…Nhạc thơ thơ nhạc nòi tình
Đêm nay Huy Cận tưởng mình… Huy Du
(Nhà thơ Huy Cận, 1996)
Theo Wikipedia

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Huy Du sáng tác

Sáng tác: Huy Du
[G] | [Em] | [Am] | [D] | [Em] | [Em] [Bm]-[Em]-[G] | [Am] | [Em]-[Bm]-[Em] Lá đa [Em] rụng bên bờ ao Em biến [D] chúng thành đàn [Em] trâu [G] A! Trâu lá [D] đa bé tí [Em] tẹo Cuống sỏ [C] sẹo sợi rơm [Em] mùa. [D] A! Q...

[G] | [Em] | [Am] | [D] | [Em] | [Em]

[Bm]-[Em]-[G] | [Am] | [Em]-[Bm]-[Em]

Lá đa [Em] rụng bên bờ ao
Em biến [D] chúng thành đàn [Em] trâu
[G] A! Trâu lá [D] đa bé tí [Em] tẹo
Cuống sỏ [C] sẹo sợi rơm [Em] mùa.

[D] A! Que bắc [A] vai trâu đủng [Em] đỉnh
Đầu đung [Am] đưa hai tai [Em] vểnh
Cỏ may dầy [G] chớ rối mắt
Sang luống [Em] này. [G] Vắt! Vắt! Vắt!

Lá đa [Em] rụng bên bờ ao
Em biến [D] chúng thành đàn [Em] trâu
[G] A! Trâu lá [D] đa bé tí [Em] tẹo
Cuống sỏ [C] sẹo sợi rơm [Em] mùa.

[D] A! Que bắc [A] vai trâu đủng [Em] đỉnh
Đầu đung [Am] đưa hai tai [Em] vểnh
Cỏ may dầy [G] chớ rối mắt
Sang luống [Em] này. [G] Vắt! Vắt! Vắt!

Notice (8): Undefined index: api_key [APP/Controller/PageprocessController.php, line 111]
Notice (8): Undefined index: site_id [APP/Controller/PageprocessController.php, line 112]
/wp-content/uploads/2024/04/Hopampro-1024-small-600x338.webp" class="img-fluid rounded border" width="320" height="180" alt="THƯƠNG CON MÈO" style="object-fit: cover; aspect-ratio: 16/9;">
Sáng tác: Huy Du
  Kìa con [C] mèo kêu meo meo Con mèo [F] trèo ngã lăn [C] queo Kìa con [G] mèo kêu meo [C] meo Thương con mèo [F] trèo lấm hết chân [C] tay Meo meo [F] meo meo meo [C] meo. Kìa con [C] mèo kêu meo meo Con mèo [F] t...

 

Kìa con [C] mèo kêu meo meo
Con mèo [F] trèo ngã lăn [C] queo
Kìa con [G] mèo kêu meo [C] meo
Thương con mèo [F] trèo lấm hết chân [C] tay
Meo meo [F] meo meo meo [C] meo.

Kìa con [C] mèo kêu meo meo
Con mèo [F] trèo ngã lăn [C] queo
Kìa con [G] mèo kêu meo [C] meo
Thương con mèo [F] trèo lấm hết chân [C] tay
Meo meo [F] meo meo meo [C] meo.

Kìa con [C] mèo kêu meo meo
Con mèo [F] trèo ngã lăn [C] queo
Kìa con [G] mèo kêu meo [C] meo
Thương con mèo [F] trèo lấm hết chân [C] tay
Meo meo [F] meo meo meo [C] meo.

Kìa con [C] mèo kêu meo meo
Con mèo [F] trèo ngã lăn [C] queo
Kìa con [G] mèo kêu meo [C] meo
Thương con mèo [F] trèo lấm hết chân [C] tay
Meo meo [F] meo meo meo [C] meo.

Sáng tác: Huy Du
VIỆT NAM ƠI MÙA XUÂN ĐẾN RỒI - FM Band Intro - Disco: [A] | [F#m] | [D] | [E] | [A] | [F#m] | [D] [E] | [A] | [E7] | [A] | [D] | [E7] | [A] [A] Đảng Cộng sản Việt Nam vinh quang, Ánh sáng soi [F#m] đường đưa [E7] ta về c...

VIỆT NAM ƠI MÙA XUÂN ĐẾN RỒI - FM Band

Intro - Disco:

[A] | [F#m] | [D] | [E] | [A] | [F#m] | [D]

[E] | [A] | [E7] | [A] | [D] | [E7] | [A]

[A] Đảng Cộng sản Việt Nam vinh quang,
Ánh sáng soi [F#m] đường đưa [E7] ta về chiến [A] thắng.
Tổ quốc độc lập tự [Bm] do muôn năm.
Đất nước không [B7] quên chân lý mang theo [E7] tên Người.

Việt [D] Nam! Ta tiến [A] vào kỷ nguyên ánh sáng.
Chủ [F#7] nghĩa xã [Bm] hội đẹp thêm năm [E7] tháng.
Bước theo [A] Đảng thuỷ chung trong trắng.
Dẫu con [Bm] đường còn qua mưa nắng.
Việt [E7] Nam ơi! Mùa xuân đến [A] rồi.

Tiến bước theo Đảng đường đi thênh thang.
Thẳng tới chân [F#m] trời vinh [E7] quang và chiến [A] thắng.
Giai cấp vô sản tình [Bm] yêu bao la.
Khúc Quốc tế [B7] ca vang mãi trong tim [E7] ta đời đời.

Việt [D] Nam! Ta tiến [A] vào kỷ nguyên ánh sáng.
Chủ [F#7] nghĩa xã [Bm] hội đẹp thêm năm [E7] tháng.
Bước theo [A] Đảng thuỷ chung trong trắng.
Dẫu con [Bm] đường còn qua mưa nắng.
Việt [E7] Nam ơi! Mùa xuân đến [A] rồi.

Sáng tác: Huy Du
NỔI LỬA LÊN EM - Anh Thơ Điệu: Ballad - Capo I. Trăng đã dậy [D] rồi khơi bếp hồng lên nhé Lá nếp rau rừng thêm ấm tình anh [A] nuôi Nổi lửa lên em đánh [G] Mỹ đêm ngày [D] Vũ trụ theo ta vào trong chiến [D] trận Có chị...

NỔI LỬA LÊN EM - Anh Thơ

Điệu: Ballad - Capo I.

Trăng đã dậy [D] rồi khơi bếp hồng lên nhé
Lá nếp rau rừng thêm ấm tình anh [A] nuôi
Nổi lửa lên em đánh [G] Mỹ đêm ngày [D]
Vũ trụ theo ta vào trong chiến [D] trận
Có chị [A] Hằng soi [A7] sáng...canh [D] thâu
Ơi Miền Nam ơi có đêm [G] nào ngủ được
[A7] Lửa chiến tranh còn bỏng đất quê [D] mình
Yêu đất [D] nước trải đường vô trong nớ
Đây tuyến hậu [A] cần ta bủa lưới khắp nơi [A7] nơi

[D] Ơi vũ khí ta [G] mang đâu có là tên [A] lửa
Chỉ bếp than [G] hồng này ủ chín hơi [D] cơm
Bát nước chè xanh nhẹ gối bước [Bm] dồn
Thêm sức mạnh trên [D] đường đi đánh [A] Mỹ.
Nổi [D] lửa lên em! Nổi [A] lửa lên em!
Ánh trăng sáng ngời đưa ta [D] vào trận đánh
Núi rừntg [G] xanh dồn dập bước quân [D] hành
Lửa bếp than [G] hồng mang tình em rực [D] sáng, [A7] sáng thêm [D] nhanh

Đất nước tưng [D] bừng nghe tiếng rừng thao thức
Khơi ánh lửa hồng bên suối đàn trưng [A] reo
Nổi lửa lên em miếng [G] nước ngọt ngào [D]
Muối dặm quê hương tình thương chiến trận
Phút ngọt [A] bùi nhớ [A7] nắm…cơm [D] ngon
Ơi miền Nam ơi những đêm [G] chẳng đuốc đèn
[A7] Lửa trong tim rừng rực sáng trên [D] đường
Đôi quang [D] gánh nặng tình yêu đất [D] nước

Hơi bếp Hoàng [A] Cầm ta sưởi ấm nơi [A7] nơi
[D] Ơi! Mỗi bát canhg [G] chua đỡ cung đường vất [A] vả
Một cánh rau [G] rừng còn ủ kín yêu [D] thương
Nhớ nắm gạo rang đường xa chiến [Bm] trận
Ôi tất cả tâm [D] tình đi nhớ [A] mãi
Nổi [D] lửa lên em! Nổi [A] lửa lên em!
Đất nước tưng bừng đưa [D] vào trận đánh
Núi rừng [G] xanh dồn dập bước quân [D] hành
Lửa cháy lên [G] rồi mang tình em rực [D] sáng, [A7] sáng quê…[D] hương

Sáng tác: Huy Du - Lời thơ: Trần Hữu Thung
  [Am] Anh vẫn hành quân. [C] Trên đường ra chiến dịch. Mé đồi quê anh [Em] bước, trăng [Dm] non ló đỉnh [Am] rừng. Anh vẫn hành quân. [Am7] Lưng đèo qua bãi [Am] suối. [C] Súng ngang đầu anh [Em] gối, anh [Dm] đi [...

 

[Am] Anh vẫn hành quân.
[C] Trên đường ra chiến dịch.
Mé đồi quê anh [Em] bước,
trăng [Dm] non ló đỉnh [Am] rừng.

Anh vẫn hành quân.
[Am7] Lưng đèo qua bãi [Am] suối.
[C] Súng ngang đầu anh [Em] gối,
anh [Dm] đi [Em] khắp tuyến [Am] đường.

Trời Điện Biên mây [C] trắng.
Gió lưng đèo chiến thắng.
[G] Tưng bừng trong ánh [C] nắng.
[Am] Dù thời gian phai [C] sắc
Đất nước còn chia cắt,
[Dm] vẫn bước [F] anh [E] không [Am] ngừng.

2.
Anh vẫn hành quân.
[C] Tiêu diệt hết quân thù.
Súng cầm tay tiến [Em] bước
anh [Dm] đi khắp chiến trường.

Anh vẫn hành quân.
[Am7] Đêm về qua vách [Am] núi.
[C] Có Bác Hồ chỉ [Em] lối,
[Dm] mắt anh [Em] thêm sáng [Am] ngời.

Lòng anh mang Ấp [C] Bắc,
dẫu cho đường xa lắc.
[G] Không lùi anh vẫn [C] bước
[Am] Dù bao cơn giông [C] tố.
Dẫu cho lòng mong nhớ,
[Dm] vẫn hát F] vang [E] trên [Am] đường.
3.
Anh vẫn hành quân.
[C] Qua đồng khô vũng lầy.
Máu Điện Biên anh [Em] dũng
anh đi khắp núi [Am] rừng.

Anh vẫn hành quân,
[Am7] mưa ngàn thêm gió [Am] núi.
[C] Khắp sông dài anh [Em] tới,
quê [Dm] ơi [Em] nhắn mấy [Am] lời.

Dòng Cửu Long xa [C] tắp,
nước sông Hồng miền Bắc.
[G] Đôi dòng chung miếng [C] đất
[Am] Vì quê hương đất [C] nước.
Vẫn đang còn đế quốc,
[Dm] chiến đấu [F] anh [E] không [Am] ngừng.

Anh vẫn hành quân.
[C] Chân đều chân bước dồn.
Gian khổ anh không [Em] sờn,
khi giặc kia vẫn [Am] còn...