Thông tin về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn (sinh 1929), là một Nghệ sĩ Ưu tú, nhạc sĩ và họa sĩ của Việt Nam. Ông là một cựu sĩ quan quân đội với quân hàm Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam và từng được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba vì nhữn gđóng góp của mình.

Cuộc đời và sự nghiệp

Ông sinh ngày 10 tháng 3 năm 1929 tại Hà Nội.

Năm 1944, ông học vẽ tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Tháng 8 năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở Hà Nội và đã viết bài hát đầu tiên Ca ngợi đời sống mới.

Năm 1946, ông tham gia Đoàn Kịch Sao Vàng cùng nhạc sĩ Đỗ Nhuận, và tham gia kháng chiến chống Pháp. Trong Kháng chiến chống Pháp, ông được biết đến qua bài hát nổi tiếng Quê em miền Trung du (tuy là bài hát kháng chiến, nhưng Đài Pháp Á trong vùng Pháp tạm chiếm vẫn phát sóng qua song ca của Thái Thanh – Thái Hằng). Trong thời kì này, ông làm Phó đoàn Đoàn Văn công Việt Bắc, ông tham gia diễn kịch, vẽ minh hoạ, trình bày báo, và sáng tác âm nhạc, với những bài Chiều hậu phương, Lúa mới và một số ca cảnh.

Nguyễn Đức Toàn vốn học vẽ. Tháng 8 năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở Hà Nội và đã viết bài hát đầu tiên Ca ngợi đời sống mới. Năm 1946, ông tham gia Đoàn kịch Sao Vàng cùng Đỗ Nhuận, sau đó lên đường kháng chiến.

Trong Kháng chiến chống Pháp, ông được biết đến nhiều qua bài hát nổi tiếng Quê em (tuy là bài hát kháng chiến, nhưng Đài Pháp Á trong vùng địch tạm bị chiếm vẫn phát sóng qua song ca của Thái Thanh – Thái Hằng).

Từ khi làm Phó đoàn Đoàn Văn công Việt Bắc, ông vừa là diễn viên kịch, vừa vẽ minh họa và trình bày báo, vừa sáng tác. Những bài Chiều hậu phương, Lúa mới và một số ca cảnh được ông viết trong thời kỳ này.

Hòa bình lập lại, ông vừa chỉ đạo Đoàn Ca Múa Tổng cục Chính trị, vừa tu nghiệp thêm sáng tác. Bài hát Mời anh đến thăm quê tôiđược xem như một bước chuyển đổi trong bút pháp Nguyễn Đức Toàn. Sau đó, ông viết hàng loạt tác phẩm về liệt sĩ như Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Noi gương Lý Tự Trọng, Bài ca Ngô Mây, Ca ngợi Trần Thị Lý, Ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi… Bước vào Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông nhập cuộc với Đào công sự, Bài ca người lái xe, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương, Khâu áo gửi chiến sĩ…

Từ năm 1968-1970, ông đi tu nghiệp ở Nhạc viện Kiev (Ukraina). Nhiều tác phẩm khí nhạc đã được hoàn thành và dàn dựng ở nước ngoài như Sonate viết cho violon (dàn dựng và xuất bản ở Matxcơva), Tổ khúc giao hưởng Tổ quốc (dàn nhạc Novosibirk)…Về nước, ông viết những ca khúc, hợp xướng như: Bài ca xây dựng, Tiếng hát buổi bình minh, Bài ca chiến thắng… Thống nhất đất nước, ông lại hào sảng và trữ tình ở Từ ngày hôm nay, Tình em biển cả… Và chính ông dường như là một trong những nhạc sĩ thuộc thế hệ Kháng chiến chóng Pháp lại bắt đầu mở ra một phong cách nhạc nhẹ ở Chiều trên bến cảng. Những năm gần đây, Nguyễn Đức Toàn vẽ nhiều hơn, nhưng dù say mê với những sắc màu, đường nét và những triển lãm, ông vẫn tâm tư những giai điệu Hà Nội – một trái tim hồng, rồi Câu chuyện tình yêu, Ngập ngừng, Chuyện ngày xưa, Biển muôn đời vẫn thế, cantate năm chương Lời ước nguyện về 1.000 năm Thăng Long… Ông đã xuất bản nhiều Tuyển tập và Album Audio tác giả.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn đã được Nhà nước phong tặng: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2000, Nghệ sĩ Ưu tú, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huy chương “Vì sự nghiệp Âm nhạc”, Huy chương “Vì sự nghiệp Văn học – Nghệ thuật”.

Sau năm 1954, bài hát Mời anh đến thăm quê tôi đánh dấu bước chuyển trong sáng tác âm nhạc của ông. Trong thời kỳ này, ông sáng tác một loạt tác phẩm về cácliệt sĩ như Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Noi gương Lý Tự Trọng, Bài ca Ngô Mây, Ca ngợi Trần Thị Lý, Ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi

Trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết các bài Đào công sự, Bài ca người lái xe, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương, Khâu áo gửi người chiến sĩ

Trong những năm 1968-1970, ông tu nghiệp ở Nhạc viện Kiev (Ukraina), tại đây ông đã viết các tác phẩm khí nhạc như Sonate viết cho violon (dàn dựng và xuất bản ở Moskva), Tổ khúc giao hưởng Tổ quốc (dàn nhạc Novosibirk)… Về nước, ông viết những ca khúc, hợp xướng như Bài ca xây dựng, Tiếng hát buổi bình minh, Bài ca chiến thắng

Sau khi Việt Nam thống nhất, ông viết những bài hát nhạc nhẹ trữ tình như Từ ngày hôm nay, Tình em biển cả, Chiều trên bến cảng, Hà Nội một trái tim hồng

Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật cho các tác phẩm: Quê em, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Đào công sự, Nguyễn Viết Xuâncả nước yêu thương, Tình em biển cả, Chiều trên bến cảng.

Nguồn : Tổng hợp

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sáng tác

BIẾT ƠN CHỊ VÕ THỊ SÁU

Intro (Hải Yến): [G] | [A] | [E] | [E] | [G] | [E] | [G] | [A] | [Bm] [Bm] | [G] | [A] | [E] | [E] | [G] | [A] | [Bm] | [Bm] Mùa [Bm] hoa lê - ki - ma [Em7] nở Ở [D/Gb] quê ta miền đất [Bm] đỏ Thôn [G] xóm vẫn nhắc tên n...

EM YÊU HÒA BÌNH

[Eb] | [Ab]-[Fm] | [Eb]-[Ab] | [Bb]-[Eb] Em yêu hòa [Eb] bình yêu đất nước Việt Nam . Yêu [Fm] từng gốc [Eb] đa bờ tre đường [Bb] làng . Em [Cm] yêu xóm [Eb] nhỏ nơi mà em khôn [Cm] lớn . Yêu [Ab] những mái [Fm] trường r...
Sheet nhạc

TÌNH EM BIỂN CẢ

Hợp âm dạo (Huỳnh Lợi): [Gb] | [Gb] | [Ebm7] | [Ebm7] | [D6] | [Bm] [Dbsus4] | [Db] | [Gb] | [Gb] | [Bbm] | [Ebm] [Bbm] | [Abm] | [Abm] | [Dbsus4] | [Db] Chưa có bao [Gb] giờ đẹp như hôm nay Non nước mây [Ebm] trời làm t...
Sheet nhạc

QUÊ EM MIỀN TRUNG DU

Hợp âm dạo (Tốp ca): [C] | [C] | [G] | [G] | [F] | [Dm] | [G] | [C] [F] | [C] | [Dm] | [C] | [Dm] | [G] | [G] | [C] Quê [C] em miền trung du, Đồng suối lúa xanh [Am] rờn. Giặc tràn lên thôn [F] xóm. Dâu bờ xanh [Dm] thắm...
Sheet nhạc

CHIỀU TRÊN BẾN CẢNG

Hợp âm dạo (Việt Hoàn): [Dm] | [C] | [Bb] | [Gm] | [Dm] [C] | [Em] | [F] | [Dm] | [C] | [Dm] | [F] | [A] | [Dm] | [Dm] 1. Một chiều mùa [Dm] hè [Dm], gặp nhau trên bến [Bb] cảng Ta chia [F] tay nhau [F], trong lòng bao l...