Thông tin về nhạc sĩ Tô Thanh Tùng

Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng tên thật là Tô Thanh Tùng. Ông sinh năm 1944 tại quận Hồng Ngự, tỉnh Châu Đốc, về sau thuộc về tỉnh Kiến Phong (ngày nay bao gồm thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng thuộc tỉnh Đồng Tháp). Là một nhạc sĩ sáng tác nhạc từ trước 1975.

Cuộc đời và sự nghiệp

Lúc nhỏ ông sống cùng gia đình tại Đồng Tháp. Năm 19 tuổi, ông có sáng tác đầu tiên là bài Hồng Ngự mang tên em.

Năm 20 tuổi ông lên Sài Gòn học trường Luật. Ở quán cà phê gần trường, ông quen một cô gái thu ngân tên Diễm nhờ viết bài Mắt diễm buồn cho ca sĩ Elvis Phương hát ở quán. 4 năm sau, cuộc tình giữa ông và cô gái này kết thúc, Tô Thanh Tùng viết bài Giã từ nhưng không xuất bản.

Cho đến năm 1971, ông quen một cô gái ở Sa Đéc bèn đưa cô này lên Sài Gòn để hát thử bài Giã từ. Lúc đầu nhạc sĩ Quốc Dũng đã phối âm nhưng khi đem trình cho nhạc sĩ Lê Dinh (lúc đó là trưởng phòng văn nghệ Đài phát thanh Sài Gòn) thì Lê Dinh không đồng ý cho phát trên đài. Tuy nhiên, sau khi nghe băng cassette thì lại đồng ý cho phát vào “giờ vàng” chủ nhật. Bài hát lập tức gây chú ý cho khán giả Sài Gòn lúc bấy giờ. Nhà xuất bản Minh Phát lập tức ký độc quyền phát hành bài Giã từ. Sau đó, Tô Thanh Tùng viết tiếp một loạt bài như Xót xa, Mừng Chúa ra đời, Sao anh nỡ đành quên, Nhớ người tình phụ… trong đó bài Sao nỡ đành quên cũng là nói về một mối tình nữa của ông.

Sau năm 1975, ông được giữ chức Trưởng ban văn nghệ thị trấn Hồng Ngự 3 năm. Sau đó khó khăn ông phải bán đủ thứ từ xà bông, dầu gió, nước mắm… cho đến phụ tùng xe đạp để sống qua ngày.

Năm 1979, ông cho phát hành album cassette Tình ca hương lúa với một số bài như Người hàng xóm, Hồng Ngự mang tên em… do Nhật Trường – Bảo Yến hát. Có thể nói Tô Thanh Tùng là nhạc sĩ nhạc vàng đầu tiên trong nước sau năm 1975 dám phát hành album nhạc ngợi ca quê hương. Album bị nhiều người cho là “Nhạc vàng đội mồ sống dậy” nhưng vẫn được Sở VH-TT Đồng Tháp đồng ý cho phát hành.

Hiện nay, ông vẫn chưa lập gia đình và sống ở Thủ Dầu Một – Bình Dương.

Sáng tác

Sự nghiệp sáng tác của Tô Thanh Tùng có khoảng 120 bài. Tuy nhiên theo ông thì vẫn chưa có bài nào là tâm đắc nhất.

  • Ai về Đồng Tháp
  • Ba năm yêu em âm thầm
  • Chiếc xuồng
  • Cho anh làm tình nhân
  • Chưa nói cùng anh
  • Con nước tháng mười
  • Dù anh nghèo
  • Điều chưa dám nói
  • Giã từ
  • Giăng câu
  • Giăng câu 2
  • Hạnh phúc quanh đây
  • Hồng Ngự mang tên em
  • Mắt diễm buồn
  • Mẹ của tôi
  • Ngôi tôn thờ
  • Người hàng xóm (thơ Nguyễn Bính)
  • Nhớ người tình phụ
  • Nhìn lá thu rơi
  • Vòng hoa cho Trần Thế Vinh
  • Sài Gòn về đêm
  • Sao nỡ đành quên
  • Thà em đi lấy chồng
  • Thăm Huế
  • Tiễn biệt
  • Tiễn đưa
  • Tình cây và đất
  • Tình đầu
  • Về miền Tây
  • Xót xa

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Tô Thanh Tùng sáng tác

Sheet nhạc

SAO ANH NỠ ĐÀNH QUÊN

Sáng tác: Tô Thanh Tùng
SAO ANH NỠ ĐÀNH QUÊN - Như Quỳnh Intro (Bolero): [C]-[G]-[F] | [G] | [C] | [A]-[Dm7] [Fm]-[C] | [A]-[Dm] || [G]-[C] | [G] 1. Sao [Em] anh nỡ đành [C] quên Bao lời [G] tha thiết mong [C] chờ Sao [Am] anh nỡ đành [F] quên...

MÙA GIÁNG SINH XƯA (Mừng Chúa ra đời)

Sáng tác: Tô Thanh Tùng
Hợp âm dạo (Dạ Nhật Yến): [C] | [D] | [E] | [Am] | [F] | [G] | [C] | [F] | [C] Thành [G] phố Jeru-[C] salem trong [G] một đêm lạnh giá [C] giăng đầy [C] Nghìn ánh [G] sao trời bỗng một vì sao rơi [Em] ngời sáng [C] Mẹ Ma...

TÌNH CÂY VÀ ĐẤT

Sáng tác: Tô Thanh Tùng
Hợp âm dạo (Anh Thơ): [B] | [Gb] | [B] | [Gb] | [Gb] | [E]-[Dbm] | [Ebm] [E]-[Gb] | [Ebm] | [E]-[Gb] | [Gb] | [Gb] | [B] | [Dbm] | [Gb] Đất vắng [B] cây đất ngừng ngừng hơi thở Cây thiếu [Gb] đất cây sống sống [Ebm] với...

CON NƯỚC THÁNG MƯỜI

Sáng tác: Tô Thanh Tùng
Hợp âm dạo: [C] | [Am7] | [F] | [C]-[G] | [C] [Am] | [Am7]-[F] | [G]-[C] | [Am] | [Dm] | [G]-[F] Anh có đến đồng bằng sông Cửu Long [G] Đất phù [Dm7] sa miền sông nước hữu [C] tình Mưa tháng [Dm] sáu khơi nguồn mùa nước...

BA NĂM YÊU EM ÂM THẦM

Sáng tác: Tô Thanh Tùng
Hợp âm dạo (Thái Châu): [C] | [Fm] [Bb7] | [Eb] | [Ab] | [Dm7] | [G] | [Cm] Đêm đêm mình ta [Bb/F] riêng bóng [Fm] Ưu [G] tư một nỗi [Cm] hoài mong [Eb] Mưa rơi đường xưa ướt [Ab] thấm Mây [Dsus4] bay bay mãi [G] ngàn nă...