Thông tin về ca sĩ Tường Vy

Tường Vi (trong giấy tờ ghi là Trương Tường Vy) là một nữ ca sĩ nổi tiêng. Bà hát thành công nhiều ca khúc cách mạng như Cô gái vót chông, Tiếng đàn Ta Lư, Bóng cây Kơ-nia (Phan Thanh Nam). Hiện bà là giám đốc của ba Trung tâm nghệ thuật tình thương tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, chuyên giúp đỡ và dạy dỗ những trẻ em bị khuyết tật.
 
 Bà sinh ra trong một gia đình không có ai làm nghệ thuật: ông bà ngoại là phú nông, cha là nhà giáo. Năm 16 tuổi, sau khi bà ngoại bà mất do bị trúng bom của Pháp, Tường Vi đã xin nhập ngũ rồi trở thành y tá tại Viện quân y 108. Năm 1956, Bà chuyển sang đoàn ca múa Tổng cục chính trị và bắt đầu được học thanh nhạc.
Năm 1962, bà thi đỗ vào khoa thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội và tốt nghiệp vào năm 1967. Sau đó bà còn theo học một lớp sáng tác ngắn hạn do Bộ Văn hóa thông tin tổ chức. Năm 1974, bà theo học 4 năm tại nhạc viện Sofia, Bulgaria.
Trong những năm chiến tranh, bà đã theo Đoàn Ca múa T ổngcục Chính trị đi biểu diễn nhiều nơi trên các chiến trường. Tường Vi nổi tiếng với nhiều ca khúc trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam như Tiếng đàn Ta Lư (Huy Thục), Cô gái vót chông (Hoàng Hiệp, thơ Moloivklavi), Em là hoa Pơ Lang (Đức Minh), Người con gái sông La (Doãn Nho), Cánh chim báo tin vui (Đàm Thanh), Người lái đò trên sông Pô Cô (Cẩm Phong, thơ Mai Trang), Bóng cây Kơ-nia (Phan Thanh Nam, thơ Ngọc Anh), Suối Lenin, Con suối và mặt trời, Hà Nội có ta trong tiếng hát… . Tường Vi còn đi biểu diễn nhiều nước như Liên Xô, Ba Lan, Chile, Cuba… Bà cũng là một trong số ít ca sĩ được nhiều lần biển diễn trước Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tường Vi có chất giọng nữ cao, sáng, mang giọng Trung Bộ. Bà hát được nhiều thể loại như dân ca, nhạc cách mạng, nhạc thính phòng. Một trong những ca khúc làm nên tên tuổi của bà là Cô gái vót chông, trong ca khúc này, bà có hát thêm một đoạn staccato giả tiếng chim hót rất nổi tiếng, sau này các ca sĩ đều phải hát thêm đoạn này như điều bắt buộc.
Ngoài ca hát, Tường Vi là một nhạc sĩ. Bà sáng tác nhiều ca khúc như Phi đội ta xuất kích, Quê hương anh là biển cả, Em lắng nghe tiếng đời… , những ca khúc thiếu nhi như Đời cho em những nốt nhạc vui, Trái tim ơi đừng buồn, Ước mơ của bé là hoà bình…
Năm 1992, khi gặp một số trẻ em mồ côi, bà bắt đầu mở một lớp dạy nhạc cho những trẻ này. Sau đó được sự ủng hộ và quyên góp của nhiều mgười, bà lập nên Trung tâm Nghệ thuật tình thương. Trung tâm trực thuộc Hội chữ thập đỏ Việt Nam, với mục đích nuôi dưỡng và đào tạo nghệ thuật cho trẻ em bị khuyết tật, mồ côi. Hiện nay trung tâm có 3 cơ sở tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, do Tường Vi làm giám đốc. Những trẻ em tại trung tâm đã được đi biểu diễn nhiều nơi, nhiều em thi đỗ vào các trường nghệ thuật trong cả nước. Hà Chương, một học viên khiếm thị tại đây, đã đỗ thủ khoa Khoa đàn bầu Nhạc viện Hà Nội.
Bà đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1993.
Tường Vi đã chia tay với chồng là nhạc sĩ Trần Chương. Con trai và con dâu bà đều là nhạc sĩ.

Hợp âm những bài hát do ca sĩ Tường Vy thể hiện

Sáng tác: Nguyệt Ánh
SAO ĐÀNH XA EM - Khánh Ly Điệu: Boston Đêm [Am] nay một mình em Cô [A7] đơn dưới ánh đèn [Dm] vàng Đêm [E7] nay để hồn em đi [F] hoang [Am] Trong cơn đau nghe nước mắt mặn [Dm] lời Trong cơn [G] mê em khóc đã nhiều [C] r...

SAO ĐÀNH XA EM - Khánh Ly

Điệu: Boston

Đêm [Am] nay một mình em
Cô [A7] đơn dưới ánh đèn [Dm] vàng
Đêm [E7] nay để hồn em đi [F] hoang [Am]
Trong cơn đau nghe nước mắt mặn [Dm] lời
Trong cơn [G] mê em khóc đã nhiều [C] rồi
Khói thuốc [Am] nào đưa em vào dĩ vãng
Hơi men [E7] nào đưa em vào tương [Am] lai

Mưa [Am] rơi giọt lệ rơi
Theo [A7] nhau dẫm nát hồn [Dm] người
Trăng [E7] rơi cuộc tình ta chia [F] phôi [Am]
Anh thương em cho em hết nụ [Dm] cười
Anh yêu [G] em cho em hết cuộc [C] đời
Góp nỗi [Am] sầu anh chôn vùi quá khứ
Gom cơn [E7] buồn em xa người hôm naỵ.

Bờ môi [Am] em giờ lạnh giá, mùa [Dm] xuân tàn không [F] hay
Bàn tay [Am] nào buốt [C] giá chờ [E7] anh về đêm [Am] nay
[A7] Mưa vẫn [Dm] rơi rơi giữa lòng [Am] đời
Anh vẫn [E7] đi quên mất một [Am] người
Sao đành xa [C] em, sao đành quên [E7] em
Sao đành bỏ [D] em… [Am]

Yêu nhau một đêm xuân
Bên [A7] em anh đánh mất đường [Dm] về
Xa [E7] nhau tàn mùa xuân không [F] hay [Am]
Em đưa tay mong bắt ánh mặt [Dm] trời
Em quay [G] lưng mong trốn tránh loài [C] người
Tiếng hát [Am] buồn em ru mình phút cuối
Xa nhau [E7] rồi em còn gì anh [Am] ơi ...

Sáng tác: Văn Thắng - Lời thơ: Thân Như Thơ
  [D] Tháng ba mùa con ong đi lấy mật Mùa con voi xuống sông hút nước [G] Mùa em đi phát rẫy làm nương, [A] Anh vào rừng đặt [D] bẫy cài chông. Tháng ba [A] sớm sớm mẹ ra [G] rừng, [D] Theo dấu chân [G] rùa đi [A] t...

 

[D] Tháng ba mùa con ong đi lấy mật
Mùa con voi xuống sông hút nước
[G] Mùa em đi phát rẫy làm nương,
[A] Anh vào rừng đặt [D] bẫy cài chông.

Tháng ba [A] sớm sớm mẹ ra [G] rừng,
[D] Theo dấu chân [G] rùa đi [A] tìm nấm [D] mối.
Chiều [A] chiều cha chọn một góc vườn,
Dạy con trai phóng [A] lao trị hổ báo.

Tháng [A] ba mùa hoa vông đang nảy nở
[G] Cho con công [A] múa, cho con cá bơi,
Bông không rụng xuống [G] lòng suối nhỏ,
[A] Tung lên trời vạn [D] cánh sao rơi.
Hoa lách bay để [A7] lại nụ [D] cười.

Tháng ba rừng Tây Nguyên hoa thắm đỏ
Làng buôn vang tiếng chiêng múa hát,
[G] Bầy chim muông cất cánh rợp trời,
[A] Sông từng đàn con [D] cá lội bơi.
Tháng ba [A] tay em dệt khăn [G] hồng

[D] Thêu cánh chim [G] trời cho [A] người em [D] mến.
Chiều [A] chiều anh dựng lại nếp nhà
Phòng khi qua những đêm ngày giông bão.
Tháng [A] ba trời trong xanh như suối ngàn,
[G] Cho em múa [A] hát cho anh đánh chiêng,
Chiêng anh rộn núi [G] rừng buôn làng,
[A] Em ca giọng [D] vút mây xanh,
Chim hót theo nghe [A7] sao ngọt… [D] lành.