Thông tin về nhạc sĩ Y Vũ

Tiểu sử

  • Y Vũ tên thật là Trần Gia Hội, sinh năm 1942 tại Hà Nội. Từ nhỏ ông được anh là nhạc sĩ Y Vân dạy kèm môn âm nhạc.
  • Năm 1954, Y Vũ cùng gia đình di cư vào Nam tỵ nạn cộng sản.
  • Y Vũ sáng tác rất ít vì phải chơi nhạc cho các vũ trường ở Sài Gòn & Vũng Tàu.
  • Sau năm 1975, Y Vũ làm cho nhà hàng Arnol ở Sài Gòn, được chủ nhà hàng cấp cho một căn phòng nhỏ ở tạm qua ngày.
  • Nhạc sĩ Y Vũ sáng tác không nhiều, cũng ít xuất hiện trong làng nhạc. Ông làm gì để kiếm sống?

    – Tôi không tự nhận mình là nhạc sĩ, đó là do đơn vị xuất bản và khán giả đặt. Tôi chỉ nhận mình may mắn nổi tiếng nhờ một vài bài hát. Tôi kiếm sống chủ yếu bằng chơi nhạc và dạy khiêu vũ. Hiện tại, tôi sống khỏe nhờ phổ nhạc cho những bài thơ gửi từ nước ngoài về. Bài nào thấy hay, thấy thích thì tôi phổ, bài dở quá tôi không nhận. Mỗi bài thơ phổ nhạc tôi được trả hàng trăm USD, tiền tác quyền mỗi quý tôi cũng lĩnh được hơn 10 triệu đồng.

    Nhiều người thấy tôi đi chơi nhạc ở một vài tụ điểm, phòng trà nên nghĩ tôi nghèo khổ lắm. Không phải như thế. Tôi chơi nhạc ở những chỗ đó vì thích. Đó là những nơi đơn vị tổ chức cũng như khán giả có sự trân trọng nghệ sĩ. Nhiều khi tôi cũng làm vì nể học trò. Chúng muốn mượn tên tuổi của tôi để tổ chức mini show, thấy hợp lý thì tôi đồng ý.

  • Sau khi nổi tiếng nhờ ca khúc “Tôi đưa em sang sông” (đồng sáng tác với Nhật Ngân), cuộc sống của ông thay đổi ra sao?

    – Cuộc sống của tôi vẫn vậy. Trong khi các nhạc sĩ khác viết nhạc, chơi đàn hàng đêm ở các nhà hàng để kiếm sống thì tôi đi nhảy đầm. Thi thoảng tôi ký cho nhà xuất bản vài bài hát, kiếm vài chục nghìn đồng – số tiền không nhỏ vào trước năm 1975. Cuộc sống của tôi chưa bao giờ thiếu thốn, trừ giai đoạn mất hết tài sản phải làm đủ nghề mưu sinh.

     Ông đã làm gì để vượt qua giai đoạn khó khăn đó?

    – Đi làm được bao nhiêu tiền, tôi gom góp gửi ngân hàng. Chiến tranh loạn lạc khiến tôi mất hết tài sản. Sau khi đất nước thống nhất, tôi phải làm đủ nghề để sinh sống. Tôi từng phải mỗi ngày dậy từ 4h đi làm công nhân hứng mủ cao su ở Bù Đăng, Bù Đốp trên Bình Phước. Có thời gian, tôi làm công nhân trên công trường xây dựng Tân Quy Đông ở TP HCM. Đó là thời kỳ vất vả nhất khi mỗi ngày tôi phải kéo hàng chục chuyến xe chất đầy bao xi măng. 

    Không trụ nổi với công việc khuân vác, tôi chuyển sang buôn ve chai. Ngày nắng cũng như ngày mưa, tôi đi khắp hang cùng ngõ hẻm của thành phố, có ngày đi rạc cẳng chân không được đồng bạc nào nhưng có ngày lại “trúng mánh”. Tôi theo công việc buôn ve chai dễ đến gần 10 năm.

    Đang là một nhạc sĩ nổi tiếng, chuyển sang buôn ve chai, cảm giác của ông thế nào?

    – Ai cũng có số phận, có những đoạn đời khác nhau. Ở thời của tôi, có nhiều nghệ sĩ rơi vào hoàn cảnh bỗng một ngày mọi thứ mất hết, phải bắt đầu lại từ hai bàn tay trắng. Không phải ai cũng học được cách chấp nhận số phận. Nhiều khi đang buôn ve chai trên đường, gặp người quen cũ, họ tỏ ra thương cảm, ái ngại nhưng tôi thấy bình thường. Có gì đâu phải xẩu hổ, ai cũng phải sống, phải ăn. Lúc đó, tôi phải cáng đáng cả gia đình, không làm việc, những người thân của mình sẽ chết đói.

  •  Lúc đó, ông suy nghĩ gì về sự nghiệp âm nhạc?

    – Tôi nghĩ không biết khi nào mình có cơ hội chơi nhạc trở lại, thậm chí, tôi có ý định đoạn tuyệt với nó. Sau đó, một số nghệ sĩ mở phòng trà và mời tôi biểu diễn. Thù lao chơi nhạc cũng khá nên tôi bỏ nghề ve chai. Sau năm 1990, tôi bắt đầu sáng tác trở lại. Khi đó nhạc sĩ Vinh Sử tham gia biên tập và sáng tác cho chương trình “Mưa bụi”, cậu ấy đặt hàng tôi một số bài hát. Thù lao tác quyền lúc bấy giờ tính bằng cây vàng. 

    Vấn đề mưu sinh khiến ông có gia đình khá trễ – ở tuổi ngoài 60 – hay còn lý do khác?

    – Lời bài hát Tôi đưa em sang sông vận vào đời tôi. Tuy được mệnh danh là người xấu trai nhất trong giới nhạc sĩ, tôi được nhiều phụ nữ yêu. Tôi đáp lại tình cảm của người ta cũng nhiều nhưng phần lớn đều bỏ tôi mà đi. Người bỏ tôi đi vì bệnh tật, người chê hoàn cảnh khốn khó của tôi lúc sa cơ. Tất nhiên, vẫn có người ở lại nhưng sau này cuộc sống đổi thay, phần lớn họ sang nước ngoài đoàn tụ cùng gia đình. 

    Năm 66 tuổi, tôi mới tìm thấy người phụ nữ của đời mình. Chúng tôi đã sống với nhau được 10 năm, cô ấy là người gốc Bắc nhưng nấu món Nam rất giỏi. Vợ cũng không biết gì về âm nhạc nhưng thích nghe tôi chơi đàn và đưa ra khá nhiều nhận xét khách quan về các sáng tác sau này của tôi.

    Cuộc sống hiện tại của vợ chồng ông thế nào?

    – Vợ chồng tôi sống giản dị trong ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô TP HCM. Ban ngày, tôi dạy nhạc tại nhà. Mỗi tối, tôi tự lái xe máy đến các phòng trà trong thành phố chơi nhạc. Rảnh rỗi, tôi đưa vợ đi thăm thú bạn bè. Vợ tôi bị bệnh tim nên tôi cố hết sức tránh cho cô ấy xúc động. Tôi dặn các con riêng của vợ rằng, chúng có thể làm tổn thương đến tôi nhưng tuyệt đối không được làm tổn thương mẹ. 

Ca khúc nổi tiếng

Kim

Vào năm 1969, Y Vũ làm việc ở Vũng Tàu, tối tối ông thường đi chơi ở vũ trường Blue Star, quen rồi yêu một vũ nữ tên là Kim. Cô gái có hoàn cảnh nghèo này bị bệnh tim. Ðể khích lệ tinh thần Kim, Y Vũ viết bài Kim. Bài hát lập tức nổi tiếng và được ca sĩ Túy Phượng – nữ hoàng nhạc twist lúc đó hát trên cả đài phát thanh lẫn truyền hình. Khoảng một năm sau thì cô gái mất, Y Vũ đau buồn viết tiếp bài Những tâm hồn hoang lạnh riêng tặng cho kiếp vũ nữ.

Tôi đưa em sang sông

Theo nhạc sĩ Nhật Ngân: Vốn là ca khúc đầu tay của Nhật Ngân viết ở Ðà Nẵng vào năm 1960. Sau đó Nhật Ngân gởi ca khúc này vào Sài Gòn nhờ nhạc sĩ Y Vân xuất bản với sự sửa đổi một vài chỗ trong bản nhạc cho hợp với đường lối của Bộ Thông tin VNCH lúc đó không cho phép phổ biến những nhạc phẩm ủy mị, ướt át. Câu “Rồi thời gian lặng lẻ trôi, đời tôi là cánh mây trôi bốn phương trời” được nhạc sĩ Y Vân đổi thành “Rồi thời gian lặng lẻ trôi, đời tôi là chiến binh đi khắp phương trời” cho phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh của đất nước. Câu kết của bản gốc là “Nàng đã thay một lối về, thay cả bàn tay đón đua” cũng đã được Y Vân đổi thành “Nàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa.” Vì lúc đó Nhật Ngân chưa có tên tuổi nên cần nhờ tới một nhạc sĩ nổi tiếng đứng chung tên với “Tôi đưa em sang sông” để dễ dàng đến với quần chúng hơn. Khi được xuất bản, “Tôi đưa em sang sông” được ký tên là Trần Nhật Ngân – Y Vũ. Sau đó Y Vũ có viết tiếp một bài nữa dựa vào ý bài này là bài Ngày cưới em.

Theo nhạc sĩ Y Vũ: Trong một cuộc phỏng vấn thực hiện bởi Vietface TV (thuộc Trung tâm Thúy Nga), có trụ sở taị Hoa Kỳ, Y Vũ xác định nguyên văn như sau: “Nhạc phẩm này là do tôi hoàn toàn sáng tác. Y Vân, anh ruột tôi lúc đó là thầy dạy của ba người: tôi, Anh Thy & Nhật Ngân; sau khi nghe bài hát này có nói mày để cả tên Nhật Ngân vào cho nó nổi tiếng. Tôi nghe lời anh mà làm theo vậy thôi.”

Tác phẩm

  • Bụi cát hồng trần
  • Chẳng dám làm quen
  • Chiều ru mặt trời
  • Cho một người bước qua
  • Chuyện loài hoa dang dở
  • Chuyện tình đầu
  • Dấu chân qua
  • Điên
  • Hận
  • Hờn ghen
  • Kim
  • Kỷ niệm chúng mình
  • Lính dù
  • Lính diễm kiều (đồng tác giả Trúc Sơn)
  • Màu hoa trắng
  • Một ngày xa nhau
  • Mưa cỏ may

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Y Vũ sáng tác

SẦU NHỚ

Sáng tác: Y Vũ
Hợp âm dạo (Thế Sơn): [Ab] | [Gm] | [D/Gb] | [Fm] | [Bb] [Gm] | [Fm] | [Ab] | [Eb] | [Eb] [Eb] Mai em đi [Ab] lấy chồng Tôi [Bb] một mình bâng khuâng [Eb/G] sầu nhớ [Fm] Đêm kỷ niệm [Bb] chúng mình Những [Gm] vui buồn ta...

TỰA ÁO MƠ PHAI

Sáng tác: Y Vũ
Hợp âm dạo (Thế Sơn): [Em] | [Bm] | [Bm] | [Bm] | [Em] | [C] | [Bm] | [Bm7] Như [Em] áo em lạnh lùng thoáng bay Trong [A] giấc mơ nhạt nhoà [F] cuối mây [Gbm] Cơn [G] gió ru hồn đời [C] lãng quên Em [Bm] có nghe tình vui...

CHUYỆN TÌNH ĐẦU

Sáng tác: Y Vũ
  Hợp âm dạo: [Cm] | [Cm] | [Cm] | [Fm] | [D#] | [F] | [G#] | [Gm] | [Fm] | [Cm] | [Cm] Chuyện tình [Cm] mình là thoáng mây [Fm] trôi Lúc gần [G#] nhau đã mất đi [G] rồi Kỷ niệm [Fm] đầu còn giữ trên [Dm] môi Nhưng...
Sheet nhạc

BỐN MÙA BỐN MÀU

Sáng tác: Y Vũ
  Hợp âm dạo (Quỳnh Hương: [C] | [Dm] | [C] | [Dm] | [G] | [G] | [C] | [C]  [F] | [Dm] | [C] | [Gm] | [Dm] | [G] | [C] | [G] Mùa [C] xuân em mặc [Am] áo hồng Đi [F] lễ chùa chùa [Em] rất đông Rồi [Dm] qua bao đường...
Sheet nhạc

ĐÒ TÌNH LỠ CHUYẾN

Sáng tác: Y Vũ
Hợp âm ĐÒ TÌNH LỠ CHUYẾN   Intro: [D] | [D] | [G] | [C] | [A] | [A] | [Dm] | [A] | [A] Thương nhớ bây giờ thương nhớ [Dm] anh Nghe dòng khóc hận rót vào [Gm7] tim [C] Nhớ em vô vàn trong kỷ [Am] niệm Thời gian đâu p...