Thông tin về nhạc sĩ Dương Soái

Thông tin về nhà thơ Dương Soái

Những ngày đầu tháng 6, nhà thơ Dương Soái cùng với anh chị em nghệ sỹ Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Yên Bái tất bật với một núi công việc để chuẩn bị kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội VHNT Hoàng Liên Sơn (tiền thân của Hội VHNT tỉnh Yên Bái ngày nay). Thấy có khách, nhà thơ dừng tay, nói như phân bua: “Hội ít người quá, công việc nhiều, tất cả cùng nhau dồn sức làm mới được!”.

Trong cuộc chuyện trò ngắn ngủi, nhà thơ Dương Soái rất ít nói về những sáng tác của mình, càng không muốn tên tuổi mình xuất hiện trên mặt báo. Ông phân trần: “Tôi chưa làm được gì nhiều đâu. Thơ thì mới ra được 4-5 tập, được độc giả biết đến là quý lắm rồi!”.

Từng là nhà báo với chức danh Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Yên Bái, nhưng Dương Soái luôn nghĩ mình chưa phải là người nổi tiếng để xuất hiện trước công chúng cả nước. Có lẽ ông là người khiêm tốn! Ông cho rằng, mỗi người có một quan niệm khác nhau về sự nổi tiếng. Với ông, nổi tiếng không phải là sách của mình in ra được bán chạy hàng ngàn, hàng vạn cuốn. Nổi tiếng càng không phải anh phải là hội viên của tổ chức này, tổ chức nọ như nhiều người nhầm tưởng. Để gây được tiếng vang trong lòng độc giả, người nghệ sỹ cần phải nghiêm túc trong lao động sáng tạo, phải “cháy” hết mình cho đứa con tinh thần của mình. Lĩnh vực VHNT gắn liền với sự độc lập sáng tạo, tự nguyện hành xác, vắt kiệt trí lực để tạo ra sản phẩm của riêng mình. Và khi cái riêng bản thể trở thành cái riêng-chung của cộng đồng thì tác phẩm đó sẽ được công chúng chấp nhận. Và người sáng tạo lúc đó sẽ được xem là người bạn đồng hành, tri kỷ, tâm giao của giới công chúng.

Từ quan niệm “Hữu xạ tự nhiên hương” nên nhà thơ không “tiếp thị” các tác phẩm của mình với chúng tôi. Dương Soái cũng không chủ trương “ngông”, “lập dị” để gây chú ý và mong được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, tác phẩm thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” của ông đã được nhạc sỹ Thuận Yến thổi hồn, trở thành bản nhạc sống mãi với thời gian.

Không dừng lại ở đó, nhà thơ lại tiếp tục lao mình vào công việc sáng tạo để thổi hơi thở cuộc sống vào tiếng thơ của mình. Năm 2005, ông được lãnh đạo tỉnh điều về làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Yên Bái. Hằng tháng, Hội VHNT tỉnh Yên Bái ra mỗi tháng 1 kỳ, mỗi kỳ dày gần 100 trang với đầy đủ các loại hình văn học nghệ thuật, chất lượng các tác phẩm ngày càng được nâng lên.

Hội VHNT tỉnh Yên Bái đã có 116 hội viên với đầy đủ 9 chuyên ngành sáng tác, lý luận phê bình, âm nhạc, hội họa, nhiếp ảnh, biểu diễn… Hằng năm, Hội luôn phối hợp các trường học tổ chức cuộc thi sáng tác văn học, nhằm phát hiện ra những cây bút trẻ để làm nền tảng cho đội ngũ văn nghệ sỹ sau này. Nhưng điều trăn trở của Dương Soái là hiện nay đội ngũ văn nghệ sỹ của Hội đều đã ở độ tuổi 55-60. Lớp văn nghệ sỹ dưới 30 tuổi chỉ có khoảng 10 hội viên. Tìm được một cây bút trẻ người dân tộc Mông, Dao là vô cùng hiếm.

Nhà thơ Dương Soái vẫn còn đau đáu với một thực tế “Nhà văn, nhà báo, nhà đài/ Ba nhà cộng lại thành hai nhà nghèo”. Lớp trẻ chịu dấn thân vào nghề văn chương là rất hiếm. Những người có trình độ, tốt nghiệp các trường danh tiếng đều có xu hướng quay sang làm kinh tế. Viết được một truyện ngắn, một bài thơ, gửi đi rồi dài cổ chờ báo đăng, chờ khoản nhuận bút bèo bọt… Nhưng đâu có phải bài vở được báo đăng thường xuyên, lâu lâu mới thấy có một bài lên báo thì ai dám theo cái nghề “mang khổ vào thân” này… Nhà thơ tâm sự rất thật. Nhưng cái thật này cũng thật đáng buồn và đáng để cho chúng ta suy ngẫm.

Để có được một cây bút trẻ là người DTTS, vẫn biết là khó, nhưng ông Chủ tịch Hội vẫn kiên trì rong ruổi trên những cung đường để tìm “hạt vàng trong bãi cát”. Mong rằng trong những năm tới, Dương Soái sẽ tìm được những “bụi vàng”, “hạt vàng” sơ khai, qua bàn tay rèn dũa của một người tâm huyết, rất có thể sẽ thành hạt vàng sáng chói.

Nông Quốc Lập

Theo : web.cema

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Dương Soái sáng tác

Sheet nhạc

GỬI EM Ở CUỐI SÔNG HỒNG

Sáng tác: Thuận Yến - Lời thơ: Dương Soái
GỬI EM Ở CUỐI SÔNG HỒNG - Anh Thơ & Việt Hoàn Điệu: Disco Anh ở biên [Cm] cương [Fm]... nơi con sông Hồng chảy vào đất [Cm] Việt Ở nơi anh đây này con nước, lắng phù [Gm] sa in bóng đôi [Fm] bờ Anh ở biên cương biết...