Thông tin về nhạc sĩ Thuận Yến

Thuận Yến, tên thật là Đoàn Hữu Công (15 tháng 8 năm 1932 tại Quảng Nam – 24 tháng 5 năm 2014 tại Hà Nội) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông nổi tiếng với những ca khúc kháng chiến thời kỳ Cách mạng, và sau này là những tình khúc trữ tình sau khi đất nước thống nhất.

Sớm tham gia Cách mạng, Thuận Yến tham gia Đoàn văn công Khu ủy Liên khu V từ năm 1949, sau đó theo học lớp Trung cấp sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội vào năm 1961. Năm 1965, ông trở lại chiến trường, sáng tác nhiều ca khúc kháng chiến nổi tiếng như “Mỗi bước ta đi”, “Bài ca tiếp vận”, “Mỗi dòng thư Bác sáng ngời niềm tin”. Sau khi chấm dứt chiến tranh Việt Nam và hòa bình lập lại, ông được cử tới Đoàn Văn công Tổng cục Xây dựng kinh tế, sáng tác nhiều ca khúc ca ngợi lãnh tụ như “Bác Hồ, một tình yêu bao la” hay “Lê-nin, Người đến đất nước tôi”. Ông cũng được biết tới với nhiều ca khúc trữ tình nổi tiếng sau này như “Chia tay hoàng hôn”, “Màu hoa đỏ”, “Em tôi”, “Khát vọng”,… Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của ông bao gồm tới hơn 500 ca khúc. Thuận Yến từng giữ chức Trưởng ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi nghỉ hưu, ông đã được phong tới quân hàm Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thuận Yến lập gia đình với Nghệ sĩ ưu tú Hồ Thanh Hươn. Họ có 2 người con là ca sĩ Thanh Lam và DJ Trí Minh – người sáng lập nên Liên hoan âm thanh Hà Nội.

Tiểu sử

Nhạc sĩ Đoàn Hữu Công sinh năm 1932 tại xã Duy Thịnh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Còn nhỏ đã được tiếp xúc với âm nhạc, ông nhớ lại:

“Năm 1940 đã có âm nhạc cải lương, hát bội, hô bài chòi, có âm nhạc nhà thờ Công giáo xứ Trà Kiệu. Cha mình biết chơi đàn bầu, ông là nhà giáo dạy chữ Nho. Trong làng có hát hò khoan đối đáp, nhiều người biết chơi đàn mandolin. Vì vậy, từ bé mình đã biết các nốt nhạc đô, rê, mi.”

Năm 1949, gia đình ly tán, ông tới Bình Định gia nhập Khu ủy Liên khu V và quyết định tham gia cách mạng. Khi đó nhiệm vụ của ông chỉ là liên lạc chuyển thư báo, trông coi kho sách. Tìm được cuốn Ký âm pháp và hòa âm của nhạc sĩ Ngọc Trai, ông đã theo đó mà mày mò tự học và tập sáng tác. Được tham gia cùng những nghệ sĩ đương thời như Phan Thao, Tế Hanh, Nguyễn Thành Long, Phan Huỳnh Điểu, Bích Sơn,… ông sớm được phát triển niềm đam mê âm nhạc. Công việc lúc rảnh rỗi của ông là ngồi xem các nghệ sỹ đóng kịch, hát bài chòi, rồi không lâu sau ông được một người chơi guitar chỉ dẫn những nốt nhạc đầu tiên.

Năm 1953, ông được biệt phái sang quân đội. Chiến dịch Đông-Xuân 1953-1954, ông theo Khu ủy mở mặt trận Bắc Tây Nguyên và được giao nhiệm vụ văn nghệ cho bộ đội và dân công. Tại đây, ông đã viết những ca khúc đầu tay như “Hò dân công” hay “Thi đua sản xuất”. Năm 1961, ông được cử ra Bắc học tại Trung cấp sáng tác tại Trường âm nhạc Việt Nam. Để đảm bảo được đăng ký đúng khung giới hạn tuổi 25, ông buộc phải khai năm sinh của mình là 1935.

Năm 1965, ông xung phong đi chiến trường B cùng với đoàn Văn công Quân Giải phóng Trị Thiên, trở vào Nam chiến đấu. Ông quyết định chọn bút danh Thuận Yên, ghép từ các chữ Duy Thuận (quê cha) và Duy Yên (quê mẹ). Khi gửi tác phẩm về Hà Nội, người biên tập và phát thanh viên của Đài Tiếng nói Việt Nam đều tưởng là Thuận Yến, nên đọc là Thuận Yến. Không có điều kiện cải chính, từ đó ông chấp nhận bút danh trên. Trong quãng thời gian này, ông viết nên những ca khúc động viên thanh niên lên đường như “Ba lô ta buộc cho chặt”, “Vành lá ngụy trang rất xanh”,… rồi sau đó là những ca khúc cách mạng được nhiều người biết tới như “Hát mừng quê ta giải phóng”, “Mỗi bước ta đi”, “Bài ca tiếp vận”, “Mỗi dòng thư Bác sáng ngời niềm tin”, “Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc”,… Năm 1968, ông sáng tác nên bản tình ca “Chia tay hoàng hôn” (thơ Hoài Vũ) khi vợ chồng ông phải chia tay giữa chiến trường Quảng Trị để nghệ sĩ Thanh Hương trở về Bắc điều trị bệnh khớp. Đây cũng chính là ca khúc mà Thuận Yến tâm đắc nhất sự nghiệp. Ca sĩ Thanh Lam ra đời vào năm 1969, nhưng phải tận tới 2 năm sau, cô mới được gặp cha. Năm 1991, chính Thanh Lam đã giành giải Nhất cuộc thi đơn ca nhạc nhẹ toàn quốc khi trình diễn thành công ca khúc trên.

Năm 1969, ông theo học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội, viết nên một số tác phẩm như bản sonate Tự nguyện và Trang giao hưởng 5 chương Khúc nhạc miền Trungvà hành khúc Những bàn chân không mỏi. Không lâu sau, ông công tác tại Đoàn văn công Tổng cục xây dựng kinh tế. Trong thời dài này, ông viết nhiều ca khúc ca ngợi lãnh tụ nổi tiếng như “Bác Hồ, một tình yêu bao la”, “Vầng trăng Ba Đình”, “Người về thăm quê”, “Lê-nin, Người đến đất nước tôi”,… để rồi sau này trở thành người có nhiều sáng tác nhất về Hồ Chí Minh với 26 ca khúc (theo báo Thể Thao Văn hóa) hay là 14 ca khúc (theo Đài Tiếng nói Việt Nam).

Thời kỳ hòa bình, Thuận Yến còn sáng tác nhiều ca khúc trữ tình như “Màu hoa đỏ”, “Khát vọng”,… và cả viết nhạc cho múa (các vở Bông sen đỏ, Anh còn sống mãi), nhạc cho phim (Khoảng trời chiến sĩ, Hát ở chiến hào).

Thuận Yến gặp gỡ nghệ sĩ đàn tranh Thanh Hương trong thời gian theo học tại Nhạc viện Hà Nội vào năm 1960. Họ kết hôn vào năm 1968. Ngoài “Chia tay hoàng hôn”, ông từng viết tặng cho bà những tình khúc như “Tình yêu không lời”, “Tiếng đàn thập lục”,… Sau khi đất nước thống nhất, Thuận Yến cùng gia đình định cư tại đường Đê La Thành, Hà Nội. Cả 2 người con của ông cùng theo nghề nhạc: ca sĩ Thanh Lam và DJ Trí Minh từng tổ chức liveshow Thuận Yến – Tình yêu không lời tôn vinh cha vào tháng 9 năm 2009 với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tham gia trong tư cách khách mời.

Từ cuối thập niên 2000, ông mắc bệnh Alzheimer làm cho trí nhớ bị suy giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, ông còn mắc chứng hen suyễn ảnh hưởng lớn tới khả năng giao tiếp và hô hấp. Ông qua đời vào tháng 5 năm 2014 tại nhà riêng sau thời gian dài lâm bệnh.

Đánh giá

Suốt sự nghiệp sáng tác âm nhạc, Thuận Yến đã được trao nhiều giải thưởng, bao gồm Giải nhất ca khúc của Bộ văn hoá năm 1987 (ca khúc “Vầng trăng Ba Đình”), Giải ca khúc xuất sắc của Bộ quốc phòng năm 1994 (ca khúc “Màu hoa đỏ”), Giải bài hát được nhiều người ưa thích năm 1992-1993 của Đài Tiếng nói Việt Nam (ca khúc “Chia tay hoàng hôn”),… và danh giá nhất là Giải thưởng Nhà nước năm 2001 với 5 ca khúc được chọn.

Thuận Yến được coi là một trong những “cây đại thụ” của nền âm nhạc Việt Nam, người dìu dắt và tạo cảm hứng cho nhiều ca sĩ, nghệ sĩ lớn sau này như Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền, ca sĩ Việt Hoàn, Quang Linh, Tùng Dương,… Nghệ sĩ ưu tú Quang Lý nói: “Những ca khúc của nhạc sỹ Thuận Yến luôn là những bản hùng ca hay trữ tình thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước, con người. Đó là cả một quá trình chắt lọc từ những gì mà nhạc sỹ đã trải qua trong cuộc đời và những năm tháng kháng chiến của dân tộc để có thể viết những tác phẩm hay như vậy.”

Nhiều nghệ sĩ gạo cội cũng bày tỏ sự tôn trọng lớn lao đối với nhạc sĩ Thuận Yến. Nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên, người từng là thông gia với gia đình Thuận Yến, nói: “Đối với tôi, anh Thuận Yến là người hiền lành sôi nổi. Tính anh tình cảm mà cũng rất lãng mạn… Tôi vẫn lấy các sáng tác của Thuận Yến để dạy cho học trò của mình.” Nhạc sĩ An Thuyên bày tỏ: “Với cá nhân tôi, tôi cho rằng giải thưởng Nhà nước vẫn chưa xứng đáng với những đóng góp của Thuận Yến cho nền âm nhạc nước nhà. Trong quân đội, tôi thấy còn ba người là Thuận Yến, Doãn Nho và Huy Thục xứng đáng được Giải thưởng Hồ Chí Minh… Nhạc sĩ Thuận Yến đúng là người nghệ sĩ chiến sĩ, là tấm gương sáng để các nghệ sĩ trẻ noi theo… Với cá nhân tôi, Thuận Yến vừa là một người anh, vừa là người thầy. Anh là thần tượng của tôi.” Nhạc sĩ Tường Lân nói: “Thuận Yến là nhạc sĩ thuộc hàng cây đa cây đề của nền âm nhạc Việt Nam. Ông đã để lại nhiều ca khúc có giá trị kể cả trong kháng chiến lẫn thời bình. Nhiều ca khúc về tình yêu của Thuận Yến rất hay, thấm đẫm chất nhân văn và văn học.” Nhạc sĩ Tôn Thất Lập, Chủ tịch Hội âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời là Phó chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam và cũng là Tổng biên tập của Tạp chí âm nhạc Việt Nam, nhận xét: “Nói về âm nhạc của Thuận Yến, điều mà tôi thấy đặc biệt nhất chính là sự sáng tạo nhưng vẫn mang đậm phong cách của âm nhạc dân tộc. Đa số các ca khúc cách mạng thời bấy giờ đều bị ảnh hưởng bởi những hành khúc của nước ngoài với giai điệu rộn ràng thì nhạc của anh Thuận Yến vẫn giữ được bản sắc riêng. Mặc dù cũng là những bản hùng ca thể hiện tình yêu quê hương, đất nước nhưng các sáng tác của anh vẫn rất truyền cảm và đậm chất dân tộc. Đồng thời, đó còn là sự sáng tạo cả về hình thức, âm điệu, ca từ,… và hơn hết là đi sâu vào lòng người nghe.” Các nhạc sĩ Phú Quang và Trần Tiến cũng là những người rất ấn tượng với những sáng tác đồ sộ của Thuận Yến.

Danh sách đĩa nhạc

  • Đi tìm trái tim
  • Chia tay hoàng hôn
  • Vầng trăng Ba Đình (1987)
  • Chia tay hoàng hôn (1992)
  • Màu hoa đỏ (1994)
  • Tự sự (album chọn lọc của Thanh Lam, 2000)
Liveshow
  • Thuận Yến – Tình yêu không lời (liveshow của Thanh Lam và Trí Minh, 2009)

Sách

  • Tuyển tập ca khúc Thuận Yến, 2003, Nhà xuất bản âm nhạc Hà Nội

Theo Wikipedia

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Thuận Yến sáng tác

BẾN ĐỢI

Sáng tác: Thuận Yến
BẾN ĐỢI - Bạch Trà Nhịp: 4/4, tempo: 118, điệu: Slow Surf ===== [F] | [Bb] | [Dm7] | [Gm7] | [Cm] | [Eb] | [F] | [F]  [Bb] | [Bb] | [Eb] | [Eb] | [Eb] | [Dm] | [F] | [Bb] Ơi [Bb] bông hoa gạo [Cm] đỏ Rụng [F] đầy bến sôn...

ĐI TRONG HƯƠNG TRÀM

Sáng tác: Thuận Yến - Lời thơ: Hoài Vũ
ĐI TRONG HƯƠNG TRÀM - Gia Quân & Bạch Trà Nhịp: 3/4, tempo: 54, điệu: Ballad ===== [A] | [B] | [Bm]  [Em] Hò... [Em] ơ... [B] ơ [Em] ơ [Em]  Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu [Em]  Có nỗi thương [Dbm] đau, có niềm...

Hợp âm EM ĐANG Ở ĐÂU

Sáng tác: Thuận Yến
Hợp âm EM ĐANG Ở ĐÂU - Hồng Thái Điệu: Slow Intro: [Em] | [Em] | [Em] | [C] | [Em] | [Bm] | [Em] Em đang ở [Em] đâu, bây giờ em đang ở [Dm/A] đâu [Am] Để vườn hoang [C] vắng trắng bông [Em] cau. Ngàn lau che kín đường ra...
Sheet nhạc

MÀU HOA ĐỎ

Sáng tác: Thuận Yến - Lời thơ: Nguyễn Đức Mậu
MÀU HOA ĐỎ - Trọng Tấn Hợp âm dạo (Slow): [Cm] | [Bm] | [Bm] | [F] | [F] | [F] | [C] | [Fm] | [G#] | [G] [Cm] | [C] | [Fm] | [Fm] | [Fm] | [G#] | [G#] | [G] | [G] Có người [Cm] lính, mùa thu [D#] ấy Ra [Fm] đi từ mái tra...
Sheet nhạc

KHÁT VỌNG

Sáng tác: Thuận Yến
  [Am] Gởi tình yêu vào đất [E] Được hoa trái đầy [F] cành Gởi lên trời cao [C] rộng Sẽ được ngọn sao [E] xanh [Am] Em trao cả cho [Dm] anh Một tình yêu nồng [Am] cháy Như một cánh buồm [Dm] xinh Hiến mình ra biển [...