Thông tin về ca sĩ Thanh Mai

Ca sĩ Thanh Mai

 

Thanh Mai là một ca sĩ, diễn viên trẻ tuổi trước năm 1975 của Việt Nam. Cô được biết đến với cái biệt danh “Tiếng hát học trò” qua những tác phẩm nhạc trẻ của Sài Gòn vào khoảng thời gian thập niên 70 trước đây, là thời gian phong trào nhạc trẻ Việt Nam được bùng phát mạnh mẽ và lan rộng. Về lĩnh vực điện ảnh, cô là một diễn viên được biết đến qua các bộ phim nổi tiếng như Gác chuông nhà thờ, Bẫy Ngầm, 5 vua hề về làng… Ngoài việc cô có một giọng ca trong trẻo, cô còn sở hữu một nét đẹp khả ái, dễ mến với đôi mắt to tròn. Vì thế cô có biệt danh là “mắt nai”.

Tiểu sử

Thanh Mai tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Mai sinh ngày 12 tháng 3 năm 1955 tại Sài Gòn, Việt Nam. Tại Sài Gòn, cô sống và hoạt động ca hát cũng như là lĩnh vực điện ảnh cho đến năm 1978, cô cùng gia đình chuyển sang định cư tại Pháp. Cuối năm 1984, cô và gia đình tiếp tục chuyển sang định cư tại California, Hoa Kỳ cho đến bây giờ.

Sự Nghiệp

Âm Nhạc

Từ thưở nhỏ, Thanh Mai bắt đầu con đường ca nhạc khoảng năm ngoài 10 tuổi, cô hát trong ban nhạc thiếu nhi của Xuân Phát và được biểu diễn trên Đài truyền hình, đơn ca bài “Bức họa đồng quê”. Một thời gian ngắn sau đó, cô lại có mặt trong các chương trình của ban văn nghệ Phòng 5 Cảnh sát Dã chiến. Tuy hát không nhận thù lao nhưng bù lại cô được trau dồi kỹ thuật, được tập dợt và biểu diễn trên sân khấu nên đã rút tỉa được nhiều kinh nghiệm.

Đến năm 17 tuổi, Thanh Mai bắt đầu vào con đường ca hát chuyên nghiệp hơn, cô thường hát cho các phòng trà như là Chiều Tím tọa lạc trên đường Võ Tánh, Sài Gòn. Từ mốc hát ở phòng trà Chiều Tím, cô được nhận ra rằng là một yếu tố để thu hút khách hàng nên đã mời cô hợp tác. Một thời gian sau, một số nơi như phòng trà Chi Lăng do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết làm chủ, nhà hàng Hồng Hoa ở dốc cầu xa lộ Biên Hòa cũng mời cô cộng tác. Thế là may mắn đã đưa cô đến với một danh cầm tài hoa, một nhạc sĩ nổi tiếng với lòng yêu nghệ thuật đó là nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Ông tình cờ nghe cô hát ca khúc “Giã từ đêm mưa” tại nhà hàng Hồng Hoa với sự hỗ trợ của một ban nhạc do Nguyễn Ánh 9 là trưởng ban nhạc, ông mến mộ giọng hát của cô và nhận cô làm học trò của mình. Kể từ đó, Nguyễn Ánh 9 luôn tận tình chỉ dạy cho cô về nhạc lí.

Sau một thời gian, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tiếp tục ưu ái cho cô ca sĩ trẻ, muốn kết hợp Thanh Mai với một giọng ca nam đó là nhạc sĩ Quốc Dũng. Khi cả hai cùng thử giọng thành công, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 liền đưa cặp song ca lên trình bày ca khúc “Ai đưa em về” trên Đài truyền hình.

Tên tuổi của Thanh Mai ngày càng nổi bật hơn khi song ca với ca nhạc sĩ Quốc Dũng, một nhạc sĩ nổi tiếng qua nhiều tác phẩm quen thuộc như “Mai”, “Chuyện 3 người”, “Chín con số một linh hồn”,… Trong thời gian hợp tác với nhau, cả hai đã làm nên tên tuổi của mình qua những ca khúc trẻ trung, năng động do Quốc Dũng sáng tác và viết riêng cho ca sĩ Thanh Mai, khiến cho giới trẻ Sài Gòn, đặc biệt là học sinh và sinh viên thời bấy giờ rất yêu thích, như là “Quê hương và mộng ước”, “Bên nhau ngày vui”, “Cơn gió thoảng”… Họ trở thành cặp song ca thần tượng của giới trẻ Sài Gòn xưa và thường xuyên được mời cộng tác với phòng trà Ritz, Khánh Ly và Đường Sơn Quán, thường xuất hiện trên khung ảnh truyền hình, xuất hiện trong các chương trình nhạc trẻ và đại hội nhạc trẻ rất được giới trẻ hoan nghênh.

  1. ^ https://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe-thuat/dien-anh-sai-gon-mot-thuo-ky-7-dao-dien-dao-hoa-60119.html

Điện Ảnh

Riêng đối với Thanh Mai, không chỉ được biết đến trong giới yêu âm nhạc, ngay cả lĩnh vực điện ảnh, Thanh Mai cũng được các đạo diễn làm phim chú ý đến nhiều. Trong một lần đi xem đá bóng tại sân banh Cộng hòa, cô tình cờ gặp được nhạc sĩ Lam Phương và ông mời cô tham gia vào bộ phim “Gác chuông nhà thờ” do Túy Hồng (vợ của nhạc sĩ Lam Phương) sản xuất. Sau khi thử vai thành công trong bộ phim này qua đạo diễn Lê Hoàng Hoa, cô tiếp tục tham gia phim “Bẫy Ngầm” và trình chiếu vào năm 1972. Sự diễn xuất trong bộ phim Bẫy Ngầm khiến Thanh Mai được giới sành điệu đặc biệt chú ý, mến mộ và được chọn trao giải Diễn viên phụ xuất sắc năm 1972. Thời gian sau, cô lại tham gia một bộ phim hài kinh điển và nổi tiếng của Việt Nam “Năm vua hề về làng” vào năm 1974 và công chiếu vào tháng 2 năm 1975 cho Liên Ảnh của hai ông Lưu Trạch Hưng (đã từ trần tại San Francisco cách nay ít năm) và nhà báo Quốc Phong (chủ nhiệm – chủ bút nhật báo Tiếng Vang và tuần báo Kịch Ảnh ở Sài Gòn, hiện định cư tại Nice, Pháp quốc) và (là bộ phim cuối cùng của cô trước khi ngày 30 tháng 4 năm 1975 diễn ra), trong phim này cô diễn xuất cùng nghệ sĩ hài Thanh Việt, NSƯT Thanh Nga và nghệ sĩ hài Khả Năng. Sau đó, cô xuất hiện lần đầu trên khung ảnh truyền hình bản nhạc Cô hàng nước trong chương trình Trường Duy

Một lần nữa, Thanh Mai được đưa lên nấc thang danh vọng, nổi tiếng dần trong giới nghệ thuật, nhận nhiều sự ưu ái và ngưỡng mộ từ giới truyền thông với lối diễn xuất duyên dáng, khả ái khiến giới trẻ Sài Gòn ngày càng được biết đến cô nhiều hơn.

Không lâu sau đó, đạo diễn kiêm chủ hãng phim Alpha, Thái Thúc Nha, mời cô hợp tác trong phim “Tuổi Dại”, bộ phim vừa mới thực hiện xong, chưa được công chiếu thì biến cố 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra, cho nên sự nghiệp của Thanh Mai đã phải chịu gián đoạn một thời gian khá dài. Cuối năm 1978, cô cùng chồng là anh Sinh (người Việt mang quốc tịch Pháp) chuyển sang định cư tại Pháp dưới danh nghĩa hồi hương. Khi đến Pháp định cư, cô lại tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình qua sự cộng tác với các chương trình nhạc hội, quay băng video,..v..v…

Sự Nghiệp Ở Hải Ngoại

Vào thời gian sống bên Pháp, hoạt động ca hát của ca sĩ Việt Nam tại hải ngoại vẫn còn èo uột nên cả gia đình chuyển sang một phương thức kinh doanh khác, mở quán ăn. Sau khi được phép sang định cư tại Hoa Kỳ vào cuối năm 1984, gia đình Thanh Mai đã mở một quán ăn nhỏ ở khu Little Saigon để thăm dò, nay thì đã phát triển qua một địa điểm khác, nằm trên đường Moran – Bolsa, bên cạnh khu Phước Lộc Thọ, trung tâm Little Saigon, rất thành công và được đông đảo giới báo chí, anh em nghệ sĩ và cả những người từng hâm mộ cô trước kia biết đến và ủng hộ.

Tuy bận với việc kinh doanh thương mại nhưng Thanh Mai vẫn hứa với lòng rằng sẽ có một ngày cô sẽ thu âm một đĩa nhạc để lại cho đời. Vào khoảng năm 2002, khi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và nhạc sĩ Quốc Dũng đến Hoa Kỳ lần đầu tiên, cô ngỏ ý trên thì được mọi người khuyến khích và tích cực tiếp tay. Khi được biết cô con gái lớn của Thanh Mai là Fatima vừa mới tốt nghiệp bằng Cử nhân Kinh tế tại Đại học Irvine hè năm 2002 vừa qua, cũng có một chất giọng truyền cảm và mong muốn được nối nghiệp ca hát của mẹ nên Quốc Dũng đã sẵn lòng cho Fatima viết lời Anh của một bài hát được đặt nhạc bởi nhạc sĩ Quốc Dũng có tên là “You and me” và được thu trong album đầu tay của mẹ, Cơn gió thoảng. Trong album, Thanh Mai và cùng nhạc sĩ Quốc Dũng thể hiện lại các khúc nổi tiếng mà họ đã từng hát trước năm 1975, không chỉ vậy mà họ còn ngẫu hứng sáng tác nhiều ca khúc mới phù hợp với giọng ca của Thanh Mai vào album của mình.

Gia Đình

Hiện tại, Thanh Mai sống cùng chồng là Yersin mang 2 dòng máu Việt- Ấn và cùng hai cô con gái là Fatima và Maryammalle tại thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ.

Chương Trình Ca Nhạc

Vào năm 2005, Thanh Mai và Quốc Dũng cùng song ca liên khúc Quê Hương và mộng ước, Biển mộng, Bên nhau ngày vui trong chương trình Paris By Night 78 với chủ đề Đường Xưa, giới thiệu 3 tác giả Quốc Dũng, Châu Kỳ và Tùng Giang.

Nguồn : wikipedia

Hợp âm những bài hát do ca sĩ Thanh Mai thể hiện

Sáng tác: Quốc Dũng
QUÊ HƯƠNG VÀ MỘNG ƯỚC - Quốc Dũng & Thanh Mai Hợp âm dạo - Rock: [E] | [F#] | [C#m] | [C#] | [F#m] | [Am] | [E] | [E] | [C#m] | [G#] Đã bao năm [F#m] rồi cách biệt trường [Am] xưa thân yêu Với quãng [E] đời niên thiế...

QUÊ HƯƠNG VÀ MỘNG ƯỚC - Quốc Dũng & Thanh Mai

Hợp âm dạo - Rock:

[E] | [F#] | [C#m] | [C#] | [F#m] | [Am] | [E] | [E] | [C#m] | [G#]

Đã bao năm [F#m] rồi cách biệt trường [Am] xưa thân yêu
Với quãng [E] đời niên thiếu [C#]
Nhớ thương ôm [F#m] trọn bóng hình
Làn [Am] môi em xinh, bờ [E] mắt em xanh [C#m]

Lối xưa hôm [F#m] nào chúng mình
Dìu [Am] đan tay nhau bên sân [E] trường yêu dấu [C#]
Cách xa bây [F#m] giờ sẽ làm
Mình [Am] thương nhau hơn, và [E] nhớ nhau hơn..[F#m]
Ha ha ha, [G#m] ah aha [E] ha
[F#m] Ha ha ha, [Am] ah aha [E] ha [C#m] | [E]

Đã bao năm [F#m] rồi cách biệt trường [Am] xưa thân yêu
Với quãng [E] đời niên thiếu [C#]
Nhớ thương ôm [F#m] trọn bóng hình
Làn [Am] môi em xinh, bờ [E] mắt em xanh [C#m]

Lối xưa hôm [F#m] nào chúng mình
Dìu [Am] đan tay nhau bên sân [E] trường yêu dấu [C#]
Cách xa bây [F#m] giờ sẽ làm
Mình [Am] thương nhau hơn, và [E] nhớ nhau hơn..[F#m]
Ha ha ha, [G#m] ah aha [E] ha
[F#m] Ha ha ha, [Am] ah aha [E] ha

Biết em bây [F#m] giờ có còn
Ngồi [Am] trông mây bay
Ước mơ [E] mùa thu đến [C#]
Biết anh bây [F#m] giờ có còn
Lặng [Am] ngắm sao đêm
Mà [E] nhắc tên em [F#m]
Ha ha ha, [G#m] ah aha [E] ha
[F#m] Ha ha ha, [Am] ah aha [E] ha

Sáng tác: Trầm Tử Thiêng
  Nửa [Am] đêm anh nghe lá [G] rơi Như tiếng chân [F] người đi lạc vào [E7] đời Nửa [Bm] đêm anh nghe áo [Em] bay Thấp thoáng quanh [E7] đây cho trắng đêm [Am] dài Lòng [F] đau như rừng cuối [C] hạ Chờ mai thu [G] s...

 

Nửa [Am] đêm anh nghe lá [G] rơi
Như tiếng chân [F] người đi lạc vào [E7] đời
Nửa [Bm] đêm anh nghe áo [Em] bay
Thấp thoáng quanh [E7] đây cho trắng đêm [Am] dài
Lòng [F] đau như rừng cuối [C] hạ
Chờ mai thu [G] sang cho lá rơi [E7] vàng
Lòng [F] đau như loài cỏ [C] dại
Mọc lên cô [C] đơn [A7]
Giữa đời bão [Am] bùng.

Anh thương những [G] chiều em đi qua [C] đây
Anh thương những [E7] chiều tóc ngủ trên [Am] vai
Gót ngà mỏi [C] rụng mưa trên đầu [Am] non
Áo ngà quằn [Gm] quại [A7]
Ôm đầy dòng [Am] mưa.

Em đi tuyệt [G] vời như mây bay [C] ngang
Em mang chiều [F] về rải trên đường [E7] phố
Em đi một G mình cho mây quên [C] bay
Em mang chiều [E7] về làm tối phương [Am] này.

Ngày [Am] mai khi quên ngó [G] nhau
Anh đứng chung [F] trời vẫn thành lạc [E7] loài
Ngày [Bm] mai tả tơi gối [Em] chăn
Em có phụ [E7] người theo bước chân [Am] mời
Còn [F] đâu mây chiều rã [C] rượi
Từ trên môi [G] em câu hát êm [E7] đềm
Lòng [F] anh đêm nào cũng [C] vậy
Nằm thương trăng [G] sao [A7]
Nghiêng rọi mái [Am] lầu.

Em đi tuyệt [G] vời như mây bay [C] ngang
Em mang chiều [F] về rải trên đường [E7] phố
Em đi một G mình cho mây quên [C] bay
Em mang chiều [E7] về làm tối phương [Am] này.

Ngày [Am] mai khi quên ngó [G] nhau
Anh đứng chung [F] trời vẫn thành lạc [E7] loài
Ngày [Bm] mai tả tơi gối [Em] chăn
Em có phụ [E7] người theo bước chân [Am] mời
Còn [F] đâu mây chiều rã [C] rượi
Từ trên môi [G] em câu hát êm [E7] đềm
Lòng [F] anh đêm nào cũng [C] vậy
Nằm thương trăng [G] sao [A7]
Nghiêng rọi mái [Am] lầu.

Sáng tác: Anh Việt Thu
Intro (Quỳnh Vi & Nguyệt Anh): [B] | [Dbm]-[Gb] | [B] | [Abm]-[Gb] | [Gb] [B]-[Dbm7] | [E]-[Gb] | [Gb] | [B] [B] Dòng An Giang sông [Ebm] sâu nước biếc, [Gb] Dòng An Giang cây [Dbm] xanh lá thắm [Dbm] lả lướt [E] về...

Intro (Quỳnh Vi & Nguyệt Anh):

[B] | [Dbm]-[Gb] | [B] | [Abm]-[Gb] | [Gb]

[B]-[Dbm7] | [E]-[Gb] | [Gb] | [B]

[B] Dòng An Giang sông [Ebm] sâu nước biếc,
[Gb] Dòng An Giang cây [Dbm] xanh lá thắm [Dbm]
lả lướt [E] về qua Thất [Ebm] Sơn,
Châu đốc [Gb] dòng sông uốn [B] quanh,
Soi bóng [Gb] Tiền Giang [B] Cửu Long.-[B]

[B] Dòng An Giang trăng [Ebm] lên lấp lánh [Gb/Db]
Dòng An [Gb] Giang tung [Dbm] tăng múa hát -[Dbm]
đêm đến [E] dòng sông thở [Ebm] than
bên mấy [Gb] hàng cây hắt [B] hiu
đã mấy [B/Gb] mùa xuân thái [B] bình.

Dòng An Giang đáy nước in [Ebm] sâu,
[Dbm] Nhịp cầu tre ngập bóng say [Gb] sưa.
[B] Nắng vẫn [Abm] chiếu trên [B] làn sóng nhấp [Ebm] nhô,
[Gb] Nắng vẫn [Dbm] chiếu trên gò má hây [B] hây
mơ [Abm] màng… ngây [Gb] thơ.
[B] Cô thôn [Abm] quê đang [B] giặt yếm trên [Ebm] sông
[Dbm] Tiếng sáo vắng trên [E] đồng lúa xanh [Gb] tươi,
[Dbm] trâu lang thang đôi [Gb] cò trắng tung [B] bay… dập dìu.-[B/Gb]

[B] Dòng An Giang ai [Ebm] qua vẫn nhớ,
[Gb] Dòng An Giang xinh [Dbm] xinh nước biếc,
đây những [E] thuyền ai lắc [Ebm] lư
đôi mái [Dbm] chèo trăng lướt [B] qua
lơ lửng [B/Gb] vầng trăng vỡ [B] tan. -[B]

[B] Dòng An Giang xanh [Ebm] xanh khóm trúc,
[Gb] Dòng An giang lơ [Dbm] thơ bến nước. -[Dbm]
Đây những [E] người thôn nữ [Ebm] xinh
Duyên dáng [Gb] chuyền tay dắt [B] nhau,
Múc lấy [Gb] vầng trăng đổ [B] đi...-[B]

[B] | [Dbm]-[Gb7] | [Dbm]-[B] | [B]-[Gb]

[Gb]-[Gb] | [B]-[Dbm] | [Gb]-[Gb] | [Gb]-[B]

Dòng An Giang đáy nước in [Ebm] sâu,
[Dbm] Nhịp cầu tre ngập bóng say [Gb] sưa.
[B] Nắng vẫn [Abm] chiếu trên [B] làn sóng nhấp [Ebm] nhô,
[Gb] Nắng vẫn [Dbm] chiếu trên gò má hây [B] hây
mơ [Abm] màng… ngây [Gb] thơ.
[B] Cô thôn [Abm] quê đang [B] giặt yếm trên [Ebm] sông
[Dbm] Tiếng sáo vắng trên [E] đồng lúa xanh [Gb] tươi,
[Dbm] trâu lang thang đôi [Gb] cò trắng tung [B] bay… dập dìu.-[B/Gb]

[B] Dòng An Giang ai [Ebm] qua vẫn nhớ,
[Gb] Dòng An Giang xinh [Dbm] xinh nước biếc,
đây những [E] thuyền ai lắc [Ebm] lư
đôi mái [Dbm] chèo trăng lướt [B] qua
lơ lửng [B/Gb] vầng trăng vỡ [B] tan. -[B]

[B] Dòng An Giang xanh [Ebm] xanh khóm trúc,
[Gb] Dòng An giang lơ [Dbm] thơ bến nước. -[Dbm]
Đây những [E] người thôn nữ [Ebm] xinh
Duyên dáng [Gb] chuyền tay dắt [B] nhau,
Múc lấy [Gb] vầng trăng đổ [B] đi...-[B]

Sáng tác: Trầm Tử Thiêng
  [A] Em đi chiều [F#m] nay, đường [A] nắng duỗi thân [C#m] dài [F#m] Chân chưa vội [C#] lay, lại [Bm] đau từng bước [E7] mọn [A] Em ca bài [F#m] ca, chiều [A] nay buồn hơn [C#7] khóc [F#m] Nghe từng ngày [B7] mai t...

 

[A] Em đi chiều [F#m] nay, đường [A] nắng duỗi thân [C#m] dài
[F#m] Chân chưa vội [C#] lay, lại [Bm] đau từng bước [E7] mọn
[A] Em ca bài [F#m] ca, chiều [A] nay buồn hơn [C#7] khóc
[F#m] Nghe từng ngày [B7] mai thẫn [E7] thờ, một mình [A] đây.

[C#] Trời chiều nay, mây buông thành [C#7] khói
Bóng anh sẽ [F#m] mờ, còn đâu em nhớ
[F#7] Ngày dìm em khuất trong màn [B7] sương
Mờ ảnh cuối [E7] đường vàng võ niềm [A] thương.

[A] Em lên tàu [F#m] đây, sầu [A] kín suốt toa [C#m] dài
[F#m] Tay ôm niềm [C#] đau còn [Bm] tay nào giấu [E7] mặt
[A] Khóc cũng đành [F#m] thôi, thời [A] gian làm sao [C#7] nắm
[F#m] Thương từng hoàng [B7] hôn, mây [E7] về chở sầu [A] theo.

[C#] Trời chiều nay, mây buông thành [C#7] khói
Bóng anh sẽ [F#m] mờ, còn đâu em nhớ
[F#7] Ngày dìm em khuất trong màn [B7] sương
Mờ ảnh cuối [E7] đường vàng võ niềm [A] thương.

[A] Em lên tàu [F#m] đây, sầu [A] kín suốt toa [C#m] dài
[F#m] Tay ôm niềm [C#] đau còn [Bm] tay nào giấu [E7] mặt
[A] Khóc cũng đành [F#m] thôi, thời [A] gian làm sao [C#7] nắm
[F#m] Thương từng hoàng [B7] hôn, mây [E7] về chở sầu [A] theo.

[C] Em mãi còn [Am] đi, sầu [C] giăng dày đêm [E7] tối
[Am] Thương từ ngoài [D7] hiên, dấu [G7] hài chìm vào [C] mưa...