Thông tin về nhạc sĩ Ns Hoàng Long

Nhạc sĩ Hoàng Long và nhạc sĩ Hoàng Lân là anh em sinh đôi, sinh ngày 18/6/1942 tại thị xã Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), người anh – Hoàng Long cất tiếng chào đời trước Hoàng Lân 15 phút. Sinh tại Vĩnh Yên nhưng từ nhỏ đến lớn, họ sống ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) trong hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt: bố mất sớm từ khi Hoàng Long – Hoàng Lân mới 10 tháng tuổi; mẹ dạy học, rồi đi bước nữa, 2 anh em ở với bà nội cho đến khi khôn lớn.

Hoàng Long có tên thật là Nguyễn Hoàng Long.

Thời gian học tập

Nhạc sĩ Hoàng Long tốt nghiệp Đại học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội. Ông nhiều năm tham gia giảng dạy tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc – Họa Trung ương (nay là Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương – Hà Nội) và làm công tác nghiên cứu về sư phạm âm nhạc (từng đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng Nghệ thuật) tại Viện Khoa học Giáo dục, Bộ Giáo dục – Đào tạo.

Giai đoạn sáng tác

Từ những ca khúc thành công đầu tiên khi họ mới 17 tuổi, đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, đến những sáng tác gần đây nhất, đã nói lên một chặng đường lao động nghệ thuật liên tục, bền bỉ của hai anh em, một ý chí và nghị lực vươn lên trong điều kiện khó khăn riêng tư hiếm có của họ.

Có những bài Hoàng Long viết, Hoàng Lân tham gia thêm và ngược lại. Cũng có những bài, một trong hai người hình thành chủ đề âm nhạc đầu tiên, rồi người kia tiếp tục phát triển cho hoàn chỉnh cả bài Sau này, có một số bài do một người viết song vẫn liên danh ký tên chung.

Từ năm 1959, trên làn sóng Đài phát thanh TNVN đã đều đặn giới thiệu những ca khúc của Hoàng Long – Hoàng Lân. Một trong những sáng tác đầu tiên khá thành công là bài "Em đi thăm miền Nam" (1959). Bài hát gây được tiếng vang lớn và phổ biến rộng rãi trong nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam.

Từ khi còn là học sinh phổ thông, Hoàng Long – Hoàng Lân đã tìm đến âm nhạc với niềm say mê và tinh thần cần cù tự học. Những năm đầu tiên, các nhạc sĩ đã sáng tác một số ca khúc dành cho thanh niên như: Ngọn lửa nhiệt tình lao động, Nếu bạn muốn tìm tôi, Cô giáo vùng cao… Sau này, càng ngày hai nhạc sĩ càng bộc lộ rõ thiên hướng sáng tác cho tuổi thơ.

Hiện nay

Hiện nay Hoàng Long đang là chủ biên cho bộ sách giáo khoa Âm Nhạc cùng với Hoàng Lân, chịu trách nhiệm chính trong việc xuất bản sách.

Tác phẩm

 
Một số sáng tác tiêu biểu của 2 ông:

,

vui bước trên đương xa

  • – Nếu bạn muốn tìm tôi
  • – Cô gái vùng cao
  • – Em đi thăm miền Nam (1959)
  • – Đi học về (1961)
  • – Lái xe hơi (1961)
  • – Bác Hồ – Người cho em tất cả (1975)
  • – Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác (1978)
  • – Mèo con đi học (1982)
  • – Thật là hay (1982)
  • – Mùa hè ước mong (1982)
  • – Bác đưa thư vui tính
  • – Cùng múa hát dưới trăng
  • – Đàn cá dưới chân nhà sàn(1983)
  • – Hát ở trại hè quốc tế (1983)
  • – Chúng em cần hòa bình
Nguồn : wikipedia.org

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Ns Hoàng Long sáng tác

Sáng tác: Ns Hoàng Long
Em thích làm [G] chú bộ đội Bước một hai chân [D] bước một hai Em thích làm [G] chú bộ đội [D] Bước một hai vác [G] súng trên vai Một hai [G] một hai một hai một hai Em thích làm [G] chú bộ đội Bước một hai chân [D] bước...
Sáng tác: Ns Hoàng Long
Intro: [E] | [Gbm] | [B] | [Gbm] | [E] | [E] | [Gb] | [B] | [E]   Bạn [E] ơi mau vào đây ta cùng chơi trò chơi vui thay. Cò [Gb] bay con cò bay khi cò [Dbm] bay mau vẫy vẫy [E] tay. Chim [B] bay bay con chim bay con chim...
Sáng tác: Ns Hoàng Long
[Ab]-[Eb] | [Cm] | [Db] | [Ab] | [Bbm]-[Eb] | [Dm] | [Eb] | [Ab] Cùng [Ab] nhau cầm tay đi đến [Eb] thăm các thầy các [Cm] cô. Lời [Db] hát rộn rã bao bé [Ab] em bước trên đường [Db] phố. Ngàn [Eb] hoa nở tươi khoe sắc h...
Sáng tác: Ns Hoàng Long
ĐƯỜNG VÀ CHÂN - Khuyết Danh Điệu: Blues Đường và [C] chân là đôi bạn thân Chân đi [Dm] chơi chân đi [G] học Đường ngang dọc đường dẫn tới [C] nơi Chân nhớ [Am] đường cất bước [Dm] đi Đường yêu chân in dấu [G] lại Đường v...
Sáng tác: Ns Hoàng Long
TIẾNG GÕ CỬA - Khuyết Danh Điệu: Fox [C] Cốc cốc cốc, Cốc cốc cốc Tiếng [F] ai gọi [C] đó? [F] Tôi là [C] thỏ! Nếu là thỏ thì [Am] cho xem tai [F] Tôi là nai, Nếu là nai thì cho xem [C] gạc Tôi là vạc! [G] Nếu là vạc thì...