Thông tin về ca sĩ Phương Dung

Phương Dung tên thật là Phan Phương Dung (sinh năm 1946) là nữ ca sĩ nhạc quê hương nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1960-1970.

Thân thế

Phương Dung quê ở Gò Công, Tiền Giang, sau là nữ sinh trường Gia Long. Cô bắt đầu cuộc đời ca hát từ khoảng năm 1960.

Âm nhạc

Cô nổi tiếng năm 17 tuổi sau khi trình bày thành công bài hát “Nỗi buồn gác trọ” của Mạnh Phát và Hoài Linh vào năm 1962, sau đó tiếng hát càng được biết đến qua những bài hát như “Những đồi hoa sim” năm 1964 (Dzũng Chinh phổ thơ của Hữu Loan) và “Tạ từ trong đêm” năm 1965 (của Trần Thiện Thanh). Phương Dung được trao giải huy chương vàng dành cho nữ ca sĩ năm 1965, trong khi đó tác giả Trần Thiện Thanh nhận giải Bài hát xuất sắc nhất trong năm.

Phương Dung còn có danh hiệu là “Con Nhạn Trắng Gò Công”[1] do thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà tặng cho cô.

Cô đã thu âm rất nhiều vào dĩa nhựa 45 tours của các hãng dĩa Việt Nam: Sóng Nhạc, Sơn Ca, và sau đó là băng Akai của các trung tâm Continental, Trường Hải, Nhật Trường và đã thành công rất lớn. Khi nhắc đến những nhạc phẩm: “Những đồi hoa sim” (Dzũng Chinh và Hữu Loan), “Nỗi buồn gác trọ” (Mạnh Phát và Hoài Linh), “Tạ từ trong đêm” (Trần Thiện Thanh), “Khúc hát ân tình” (Xuân Tiên và Y Vân), “Đố ai” (Phạm Duy), “Sương lạnh chiều đông” (Mạnh Phát), “Tím cả rừng chiều” (Thu Hồ), “Vọng gác đêm sương” (Mạnh Phát), “Cánh buồm chuyển bến” (Minh Kỳ), “Nỗi buồn đêm đông” (Anh Minh), “Sắc hoa màu nhớ” (Nguyễn Văn Đông), “Biết đâu tìm” (Hoàng Thi Thơ), “Còn mãi những khúc tình ca” (Quốc Dũng)… thì khó phủ nhận tiếng hát Phương Dung đã gắn liền với những tình khúc đó của một thời chinh chiến.

Gia đình, sự nghiệp

Sau năm Mậu Thân 1968 cô kết hôn với một phi công quân hàm đại tá và rời Việt Nam vào năm 1974. Phương Dung có 8 người con, 6 trai và 2 gái. Hai cô con gái là Phương Vy đã từng cộng tác với Trung tâm Thúy Nga, và Hoàng Ly là người mẫu. Tại hải ngoại, Phương Dung luôn có mặt trong các chương trình từ thiện do các đoàn thể và nhất là tôn giáo tổ chức.

Sau đó cô định cư tại Úc và thỉnh thoảng vẫn tham gia hoạt động văn nghệ trên các show lớn của Trung tâm Thế giới Nghệ thuật, Trung tâm Thúy Nga, Asia Entertainment tại Mỹ. Thời gian gần đây ca sĩ Phương Dung đã trở về Việt Nam phục vụ cho khán giả hâm mộ với sự chào đón nồng hậu của người yêu nhạc. Phương Dung thu âm từ trước đến nay hơn 300 album và là nữ ca sĩ thuộc hàng tiền bối của tân nhạc Việt Nam.

Tháng 6/2014, Phương Dung đã cùng nữ ca sĩ Giao Linh được tôn vinh và thực hiện liveshow Sol Vàng kỉ niệm con đường âm nhạc của cô trong nhiều năm qua.

Khoảng cuối năm 2014 Phương Dung được mời làm giáo khảo của cuộc thi Solo cùng Bolero.

Thiện nguyện

Với công việc thiện nguyện cô là một trong những người thành lập Hội See The Light chuyên giúp đỡ những bệnh nhân và người nghèo tại Việt Nam qua việc giúp đỡ tiền bạc để chữa mắt, xây nhà, trường học. Cô còn vận động văn nghệ sĩ, bạn bè của cô tham gia vào chương trình này thông qua những show nghệ thuật gây quỹ từ thiện tại những quốc gia có đông người Việt.

Bắt đầu từ năm 1999, Phương Dung đều về Việt Nam giúp bệnh nhân hư mắt chữa trị, lúc đầu ở Gò Công, Tiền Giang, nơi cô sanh ra, sau đó ra tận Quảng Trị, Đồng Hới, Quảng Nam, Công Tum, Đồng Tháp, Cần Thơ. Ngoài hoạt động chữa mắt, hội thiện nguyện còn giúp cho học sinh nghèo, cứu trợ nạn nhân thiên tai, bão lụt.

Tác phẩm thu thanh

Các bản thâu âm đĩa nhựa 45 tours của Sóng Nhạc, Việt Nam, Sơn Ca,…
Các bản thâu âm Cổ nhạc và Tân cổ Giao duyên cho hãng đĩa Hồng Hoa
Băng reel: các chương trình dành riêng cho tiếng hát Phương Dung

Sóng Nhạc 6: collection các bản thu âm trên đĩa nhựa 45 tours từ 1962~1970, hòa âm Nghiêm Phú Phi, Y Vân, Văn Phụng và Lê Văn Thiện
Hương Quê (1972, hòa âm Y Vân và Lê Văn Thiện)
Sơn Ca 5 (1973, hòa âm Văn Phụng)
Sơn Ca 11, 1975, hòa âm Văn Phụng

Băng reel thâu âm cho các chương trình của Thanh Thúy, Trường Hải, Shotguns, Nghệ Thuật – Tâm Anh, Nhật Trường, Thương Ca, Premier,…

CD: Các chương trình riêng tiếng hát Phương Dung

Con đường xưa em đi (1984, Làng Văn)
Đố ai (Làng Văn)
Nửa vành trăng đợi (1995, Giáng Ngọc)
Hình ảnh người em không đợi
Còn mãi những khúc tình ca (Làng Văn)
Chiếc bóng công viên
Ngày đó xa rồi (Trung tâm Asia)
Phương Dung 89 (Trung tâm Asia)
Chuyện một đêm song ca Trường Thanh, Phương Dung
Hàn Mạc Tử song ca Tuấn Vũ Phương Dung (Giáng Ngọc)
Tiễn người đi song ca Tuấn Vũ, Phương Dung (Thanh Lan)
Vùng lá me bay song ca Tuấn Vũ, Phương Dung (Thúy Anh)
Phương Dung Hải ngoại 2 (Giáng Ngọc)
Tha La Xóm đạo (Thúy Anh)
Mẹ và bông bí trắng cổ nhạc với Phượng Liên (1998)

Theo wikipedia

Hợp âm những bài hát do ca sĩ Phương Dung thể hiện

Sáng tác: Tuấn Hii
MÙA HOA OẢI HƯƠNG - Đỗ Minh Quân Nhịp: 4/4, tempo: 74, điệu: Slow Surf ===== Key: {Em], Capo II., chơi tone: [Dm] [Dm] | [Bb] | [Gm] | [Am7]-[Am] | [A7]-[Dm] [Am] | [Gm] | [Am7]-[Dm] | [Dm] Em có thể [Dm] nào bước [Am] r...
Sáng tác: Phan Kiên
SÀI GÒN CỦA TÔI - Phương Dung Intro (Slow Rock): [A] | [A] | [A] | [A] | [D] | [Bm] | [E] [Dbm] | [G] | [Bm] | [E] | [E] Chiều [A] nay tôi lang [Gbm] thang nơi [Dbm] xứ lạ [Dbm] Chợt [E] nghe tâm hồn thương nhớ [Dbm] quê...
Sáng tác: Nguyễn Hải Phong
BA KỂ CON NGHE - Dương Trần Nghĩa Hợp âm dạo (Ballad): [A] | [A] | [A] | [A] | [E] | [E] | [D] | [Bm] | [E] Khi [A] xưa ba bé hơn đàn Nghe [E] guitar rung lên không bao giờ xao lãng Dây [A] buông dây bấm ngân [D] vang Âm...
Sáng tác: Trần Thiện Thanh
ĐÁM CƯỚI ĐẦU XUÂN - Tuấn Vũ & Phương Dung Hợp âm dạo (Bolero) - Capo I.: [D] | [Gbm] | [A]-[Bm] | [D]-[Em] | [Gbm] | [Bm] | [Em] | [A]-[D] Ngày xửa ngày [D] xưa đôi ta chung [Em/B] nón đôi [Bm] ta chung [D] đường. [B...