Thông tin về nhạc sĩ Trần Khánh

Trần Khánh (1931-1981) là một ca sĩ nhạc đỏ. Ông được coi là người có chất giọng “tenor thép“. Tên tuổi ông gắn liền với những ca khúc: Người chiến sĩ ấy, Tôi là người thợ lò, Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam… Ông được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 2007.

Tiểu sử

Trần Khánh sinh năm 1931 tại Hải Phòng. Ông bắt đầu tham gia cách mạng từ năm 13 tuổi, làm liên lạc viên trong tổ công tác cách mạng của Văn Cao, được phân công nhiệm vụ mang sách báo tới các cơ sở cộng sản ở nội thành và biểu diễn tuyên truyền những bài ca cách mạng. Tháng 6 năm 1945, ông rời Hải Phòng tới tòng quân tại chiến khu Đông Triều, Quảng Ninh.Tháng 8, ông trở về Hải Phòng hoạt động trong đội danh dự và tham gia cướp chính quyền. Tháng 12 năm 1945, ông cùng tiểu đoàn 51 Nam tiến, đi chiến đấu tại Đông Nam Bộ và vùng cực Nam Trung Bộ. Sau trận Đèo Cả, ông bị thương và được đưa về thành phố cảng.

Từ tháng 6 năm 1947, ông bắt đầu hoạt động biệt động tại Hải Phòng. Tháng 9/1948, Trần Khánh bị Pháp bắt ở Hà Nội nhưng sau đó được tổ chức thuê luật sư bảo vệ giúp ra khỏi tù. Tháng 1/1949, ông được điều về Ty điệp báo thuộc Nha công an Trung ương, sau đó được sáp nhập vào Ty Công an Hà Nội làm công tác phản gián. Ông đã tham gia trận đánh vào vũ trường Paramouth, định dùng mìn phá đài phát thanh của Pháp ở phố Quán Sứ nhưng không thành.

Năm 1951, khi mất liên lạc với cơ sở ở nội thành, ông một mình đi lên Bắc Giang, trong hành lí có tấm giấy của Phòng Nhì Pháp mà đội trưởng của ông đã trao cho ông để phòng khi lâm sự. Khi tiếp cận được với Ty Công an Bắc Giang thì chính tấm thẻ đấy đã khiến ông bị nghi ngờ là gián điệp và bị bắt giam mặc cho mọi lời giải thích. Tháng 11 năm 1953, ông bị kết án 6 năm tù vì tội làm gián điệp. Đến cuối năm 1954, thực hiện điều khoản của Hiệp định Geneve, Trần Khánh ra khỏi tù và về sinh sống tại xã Đông Sơn, huyện Yên Thế, Bắc Giang.

Hai năm sau, tháng 6 năm 1957, ông về Hà Nội và xin công tác tại Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ đó Trần Khánh gắn bó và trở thành một giọng ca xuất sắc của Đài tiếng nói Việt Nam. Nhưng do vụ án trên mà Trần Khánh không được xét vào biên chế cho đến năm 1979 (sau hơn hai mươi năm cống hiến ở Đài).

Tuy nhiên chỉ vài năm sau, năm 1981, ông mất trong một vụ tai nạn giao thông.

Sự nghiệp âm nhạc

Trần Khánh là một giọng ca nổi bật của nền thanh nhạc cách mạng trong những năm 1950-1970. Ông đã gắn liền tên tuổi với nhiều ca khúc, hợp xướng, trường ca đặc biệt là với những nhạc phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân. Những ca khúc như: Người chiến sĩ ấy, Tôi là người thợ lò, Tin chién thắng (Hoàng Vân), Hà Nội niềm tin và hy vọng (Phan Nhân), Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam (Chu Minh), Tiếng đàn xe nước (Vân Đông), Ba Đình nắng (Bùi Công Kỳ), Thành phố hoa phượng đỏ (nhạc Lương Vinh – thơ Hải Như), Tự nguyện(Trương Quốc Khánh), Bình Trị Thiên khói lửa (Nguyễn Văn Thương) – hát với Trần Thụ, Tình ca (Hoàng Việt), hợp xướng Hồi tưởng (Trích đoạn hợp xướng Ca ngợi tổ quốc – Hoàng Vân)… là những tác phẩm được phát sóng rộng rãi trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam và được công chúng yêu thích.

Ngoài ca hát, Trần Khánh còn sáng tác một số ca khúc như: Nắng ấm về trên Tổ quốc, Lời ru trên sóng, Tiếng sáo anh địa chất

Năm 2007, ông cùng với phát thanh viên Việt Khoa (Đỗ Trọng Thuận) và họa sĩ thiết kế sân khấu Bùi Huy Hiếu là 3 người được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.

Nguồn : wikipedia.org

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Trần Khánh sáng tác

NẮNG ẤM VỀ TRÊN TỔ QUỐC

Sáng tác: Trần Khánh
  Intro (Quang Sơn, Capo ngăn I): [A] | [D] | [G] | [D] | [Bm] | [Em] | [G] | [D] [E] | [D] | [G] | [D] | [D] | [Em] | [D] | [D]  Núi [D] sông ơi! Nắng [Em] lên ấm đẹp bốn [F#m/A] mùa [Bm] Màu lá xanh [Em] tươi ngàn...