Thông tin về nhạc sĩ Thân Như Thơ

Ông sinh ngày 20 tháng 5 năm 1931 tại thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam, và mất ngày 5 tháng 11 năm 2001 tại Hà Nội. Nói đến ông người ta nghĩ ngay tới bài thơ Tháng ba Tây Nguyên và bài hát cùng tên của nhạc sĩ Văn Thắng, phổ thơ Thân Như Thơ. Văn phẩm Thân Như Thơ để lại không nhiều, nhưng cũng không phải là ít ỏi. Về thơ có ba tập: Đêm tiếp vận (1961), Mùa sao sáng (1970), Tháng ba Tây Nguyên (1972) và văn xuôi có hai tập: Những anh hùng chiến đấu miền Nam (ký, 1962), Vượt lên phía trước (truyện, 1971). Nhưng đọng lại nhất là bài Tháng ba Tây Nguyên. Bài thơ hay không chỉ bởi được phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng mà cái chính là rất Tây Nguyên, rất không khí hội hè. Tây Nguyên vốn là “chiến trường quen thuộc” của Thân Như Thơ từ những ngày kháng chiến chín năm, bởi thế nên vùng đất này đi vào thơ ông thật Tây Nguyên mà cũng thật tự nhiên:

Tháng ba

Mùa con ong đi lấy mật

Mùa con voi xuống sông hút nước

Mùa em đi phát rẫy làm nương

Anh vào rừng đặt bẫy gài chông

Tháng ba

Sớm sớm mẹ ra rừng

Theo dấu chân rùa, tìm nấm mối

Chiều chiều cha chọn một góc rừng

Dạy con trai phóng lao, trừ hổ báo

Bài thơ được tác giả viết vào những năm gian khổ thiếu đói và ác liệt nhất của chiến trường Tây Nguyên, nhưng đầy chất thơ, chất Tây Nguyên với không gian cảnh trí rất cao nguyên miền thượng (rừng, núi, nương rẫy, chim chóc, voi, hổ, ong, rùa, nấm mối…), rất tháng ba, rất hội hè (với tiếng cồng tiếng chiêng, tiếng trống ầm vang khắp núi rừng và tiếng hát dài như ngọn gió); đồng thời cũng chan chứa, cũng nặng trĩu một niềm tin với cách mạng, với kháng chiến như tấm lòng đồng bào các dân tộc ở vùng cao nguyên xa xôi anh dũng bất khuất:

Tháng ba

Trời trong xanh như suối ngàn

Cho em múa hát

Cho anh đánh chiêng

Chiêng anh rộn buôn làng

Đưa giọng em vút tận trời xanh

Chim hót theo nghe sao ngọt lành

Thân Như Thơ trở về chiến trường quê hương chiến đấu chống Mỹ năm 1961 không phải với tư cách một nhà thơ mà là một chiến sĩ pháo binh. Ông và đồng đội của mình đã vượt qua những đoạn đường đầy dốc đèo sông suối, đói rét và bom đạn dọc dãy Trường Sơn vào mãi Tây Nguyên xa xôi. Cuộc vượt Trường Sơn trở lại quê hương, trở lại chiến trường Khu 5 – Tây Nguyên lần này đã cho ông thật nhiều cảm xúc, thật nhiều chất liệu để ông sáng tạo nên những trang viết đầy phong vị cao nguyên và cũng thật thơ. Sinh thời, ông có lần tâm sự, dẫu đã xuống đồng bằng, đã ra Thủ đô định cư nhưng tình yêu của ông với Tây Nguyên thì không khi nào phai nhạt. Như câu thơ ông viết:

Đăk Sa ơi!

Con sông xanh chảy mãi xa vời

Sông có băng qua lạch ghềnh lặng lẽ

Sông có chảy về lòng sâu quê mẹ

Gửi cho ta niềm chung thủy sắt son

và với ông:

Nhìn dòng sông nào cũng giống Đăk Sa trôi

Nhìn chiếc cầu nào sao cũng đẹp bóng nước gương soi

Tôi nhớ quê tôi Trường Sơn bất khuất

Tôi nhớ quê tôi buôn làng Cà Duột…

Tình yêu của Thân Như Thơ với Tây Nguyên thật sâu đậm, cả trong thơ, trong văn, trong đời sống hằng ngày của ông. Ông bảo, trong tim ông luôn có một làng Cà Duột, có một Tây Nguyên cũng như có một Tiên Phước đã che chở cho ông và đồng đội của ông suốt những năm máu lửa như câu thơ ông viết:

Hỡi miền Tiên Phước mến yêu ơi

Bây giờ nắng hạ đã xanh trời

Ngôi nhà mẹ dựng trên hầm cũ

Nơi ngày qua ấy, mẹ nuôi tôi

Xa-Sơn-Hà-Cầm mấy năm rồi

Hỡi miền Tiên Phước mến yêu ơi!

Trong niềm thương nhớ của lòng tôi

Tình yêu ấy ông ấp ủ, ông nuôi dưỡng trong tim mãi tới khi chuyển công tác về Đài Phát thanh Giải phóng, sau đó về Tạp chí Huấn luyện của Bộ Tổng Tham mưu (với quân hàm Đại tá) và có lẽ còn theo ông đến tận phút cuối cùng trước khi về với cõi vô cùng! Và cho tới tận mai sau, chúng tôi tin ai đó một lần lên Tây Nguyên, một lần nghĩ về vùng đất đẹp tươi và bất khuất này không thể không nhớ Tháng ba Tây Nguyên, nhớ tới ông, Thân Như Thơ – một nhà thơ chiến sĩ.

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Thân Như Thơ sáng tác

THÁNG BA TÂY NGUYÊN - Anh Thơ Điệu: Bossa Nova [D] Tháng ba mùa con ong đi lấy mật Mùa con voi xuống sông hút nước [G] Mùa em đi phát rẫy làm nương, [A] Anh vào rừng đặt [D] bẫy cài chông. Tháng ba [A] sớm sớm mẹ ra [G]...