Thông tin về nhạc sĩ Phạm Đình Sáu

Nhạc sĩ Phạm Đình Sáu sinh ngày 9 tháng 6 năm 1926. Nguyên Ủy viên Ban Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa III, nguyên Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn. Đã mất năm 2007.

Tham gia hoạt động âm nhạc ở Hà Nội từ trước Cách mạng Tháng Tám 1945, nhạc sĩ Phạm Đình Sáu có sáng tác một số ca khúc. Bài hát đầu tiên được biết đến rộng rãi là bài Hồ Chí Minh – người anh hùng dân tộc (thơ Tố Hữu), viết năm 1947. Cuối năm 1947, ông là Trưởng ban Biên tập Tuyên truyền Ty Thông tin Lạng Sơn và mở lớp dạy nhạc. Thời gian này ông đã viết một số ca khúc như: Phá đường (thơ Tố Hữu, 1948), Phụ nữ Việt Nam, Lạng Sơn anh dũng, Vui xuân thi đua, Chào mừng Đảng Lao động Việt Nam, Nông dân vùng lên…

Từ năm 1953-1961, ông học Khoa Sáng tác tại Nhạc viện Bắc Kinh (Trung Quốc). Trong thời gian học, ông viết tổ khúc giao hưởng và các tác phẩm thính phòng, hợp xướng, ca khúc.

Ca khúc của ông bám sát những đề tài trong cuộc sống, khỏe khoắn, giàu tình cảm yêu đất nước, như Khúc hát đảo quê hương(1967), Bác vẫn bên ta (1970), Biết mấy tự hào – Việt Nam Tổ quốc ta (1972), Những thành phố bên bờ biển cả (thơ Huy Cận; 1974), Lớn lên dưới cờ Đảng (1980), Dòng điện từ tháp khoan (1981), Thành phố tôi yêu (phỏng thơ Huy Cận, 1985).

Đã xuất bản tuyển tập Khúc hát đảo quê hương (Nxb.Văn hóa, 1982), Tuyển tập ca khúc Phạm Đình Sáu và băng cassette riêng tác giả (DIHAVINA và Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1995).

Ông đã được Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật đợt I năm 2001 Huân chương Lao động hạng Nhất, Huy chương Vì thế hệ trẻ, Huy chương Vì sự nghiệp Văn hóa, v.v…

Ông để lại khá nhiều tác phẩm cũng như công trình nghiên cứu âm nhạc có giá trị. Hơn thế, dấu ấn của ông trong nền âm nhạc cách mạng còn là việc giới thiệu nhạc Việt với bạn bè quốc tế… Sinh năm 1926 tại Nam Định, Phạm Đình Sáu là một trong những nhạc sỹ thuộc thế hệ đầu của âm nhạc Việt Nam theo cách mạng từ rất sớm. Ông bắt đầu đến với âm nhạc trước Cách mạng Tháng Tám – 1945. Bài hát đầu tiên của Phạm Đình Sáu được biết đến rộng rãi là “Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc”, phổ thơ của Tố Hữu, ông viết năm 1947. Cuối năm đó, ông chính thức trở thành Trưởng ban Tuyên truyền Ty Thông tin Lạng Sơn và mở nhiều lớp dạy nhạc cho các bạn trẻ. Ông đã viết khá nhiều ca khúc nổi tiếng một thời như “Phá đường”, “Phụ nữ Việt Nam”, “Lạng Sơn anh dũng”, “Chào mừng Đảng lao động Việt Nam”, “Nông dân vùng lên”… Phạm Đình Sáu cũng là một trong những người Việt đầu tiên tốt nghiệp Đại học sáng tác tại Nhạc viện Bắc Kinh, Trung Quốc. Tám năm học tại đây (1953 – 1961) đã giúp ông trưởng thành mọi mặt, trong tư duy âm nhạc, trong cách biểu đạt ngôn ngữ. Cũng thời gian này, ông sáng tác khá nhiều các tổ khúc giao hưởng và các tác phẩm thính phòng, hợp xướng. Nhiều nhạc sỹ cùng thời với ông nhận định, âm nhạc của Phạm Đình Sáu đầy đặn hơi thở cuộc sống, bám sát những biến động của đời sống. Trân trọng từng khoảnh khắc của đời sống, người nhạc sỹ này đã thể hiện được một điều giản dị nhưng không dễ dàng: yêu đất nước và con người qua từng nốt nhạc. Những tác phẩm ông để lại khá nổi bật như “Khúc hát đảo quê hương”, “Bác vẫn bên ta”, “Biết mấy tự hào, Việt Nam Tổ quốc ta”, “Thành phố tôi yêu”, “Những thành phố bên bờ biển cả”… Riêng ca khúc “Những thành phố bên bờ biển cả” ông sáng tác năm 1974 ngay lập tức gây tiếng vang và được nhiều thế hệ ca sỹ thể hiện thành công. Đây cũng là một trong những ca khúc mà các ca sỹ trẻ dòng thính phòng chọn thể hiện trong các kỳ thi quan trọng của sự nghiệp ca hát. Mới đây nhất, ca sỹ Tuấn Anh, đã giành giải nhất dòng thính phòng cuộc thi Sao Mai 2005 với ca khúc này. Nhạc sỹ Trọng Bằng, người bạn đồng chí, đồng thời là người bạn trong sáng tác âm nhạc của Phạm Đình Sáu cảm thấy bất ngờ và tiếc nuối khi nghe tin ông từ trần. Ông Trọng Bằng cho rằng, hiếm có nhạc sỹ nào tham gia cách mạng sớm, trưởng thành trong âm nhạc sớm và cũng lại là người có nền tảng lý luận âm nhạc tốt như Phạm Đình Sáu. Vào thời điểm những năm sáu mươi của thế kỷ XX, những người có khả năng âm nhạc và tốt nghiệp Đại học như Phạm Đình Sáu có thể đếm trên đầu ngón tay. Nhưng Phạm Đình Sáu lại không chỉ là một nhạc sỹ, ông còn là người quản lý. Một nhà quản lý sáng tác âm nhạc nhưng lại không phải thứ âm nhạc nghiệp dư. Ông thuộc số ít các nhạc sỹ Việt Nam có thể viết cả ca khúc lẫn khí nhạc. Và cũng không có nhiều nhạc sỹ có thể tham gia công tác giảng dạy tại Nhạc viện, chỉ đạo nghệ thuật nhiều công trình nghệ thuật mang tầm cỡ quốc gia như Phạm Đình Sáu. Phạm Đình Sáu nguyên là Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn và là Chủ tịch Hội đồng Âm nhạc quốc gia Việt Nam trong nhiều năm. Từ cương vị này, ông đã góp phần không nhỏ vào việc giới thiệu các tác phẩm âm nhạc xuất sắc của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo tâm sự, hiếm có gia đình nghệ sỹ nào lại vừa thành công trong sự nghiệp vừa yên ấm như gia đình Phạm Đình Sáu. Bà Nguyễn Hồng Liên, vợ ông, năm nay 69 tuổi, sau hơn 40 năm công tác trong lĩnh vực văn hóa dân gian, giờ đây vẫn miệt mài với công việc tại TW Hội Người cao tuổi. Hai người con của ông, nghệ sỹ dương cầm Phạm Ngọc Khôi đang được đánh giá là gương mặt nhiều triển vọng. Còn Phạm Tường Linh, người con thứ hai cũng đang được coi là một trong những người của thế hệ tiếp nối của NXB Âm nhạc Việt Nam . Bà Liên tâm sự, nhiều năm liền hai vợ chồng dù đã nghỉ hưu nhưng vẫn cần mẫn làm việc, như một cách để cống hiến. Ông tham gia Hội đồng âm nhạc quốc gia, đồng thời là giám khảo của nhiều các cuộc thi âm nhạc. Vừa rồi, ngành Than Việt Nam còn có nhã ý đúc tượng Phạm Đình Sáu như một sự tri ân ông với những đóng góp cho phong trào văn nghệ của ngành này.

Nguồn : Tổng hợp

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Phạm Đình Sáu sáng tác

HÀ NỘI VÀO XUÂN - Sao Mai Hợp âm dạo (Ballad): [G] | [Em] | [F] | [D] | [G] | [Em] | [A] | [D] | [G] | [G] Nghe vui xuân [G] sang mùa xuân lại [Bm] về Trên phố phường [C] Hà nội Xanh biếc chồi [D] non, đẹp màu lá [G] mới...
NHỮNG THÀNH PHỐ BÊN BỜ BIỂN CẢ - Quang Thọ Hợp âm dạo - Ballad: [D] | [D] | [Bm] | [B] | [Em] | [Em] | [A] | [A] [D] | [B] | [Em] | [Em] | [A] | [A] | [D] | [Bm] | [Gbm] [Gbm] | [G] | [G] | [Am] | [A] | [D] | [D] | [D] |...