Thông tin về nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc

Nguyễn Đình Phúc (20 tháng 8 năm 1919 – 28 tháng 5 năm 2001) là một nhạc sĩ, hoạ sĩ và nhà thơ Việt Nam. Ông nổi tiếng với những ca khúc Cô lái đò, Lời du tử (trước 1945), Chiến sĩ Sông Lô, Quân tiên phong, Bình ca, Tiếng đàn bầu… Ông còn có bút danh Nguyễn Thơ.

Tiểu sử và sự nghiệp

Ông sinh ngày 20 tháng 8 năm 1919 tại huyện Thanh Oai, tp Hà Nội. Từ nhỏ, ông theo gia đình về sống ở Hà Nội, ông học trường tiểu học Hàng Vôi, sau học trung học Thăng Long, rồi học Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Khởi đầu học hội hoạ nhưng do say mê âm nhạc nên ông đã cùng lúc theo học đàn với nhạc sĩ người Nga lưu vong Sibirev. Học ở trường hoạ ít lâu thì ông bị đuổi khỏi trường do chống lại thầy giáo người Pháp xúc phạm dân An Nam.

Năm 1942, ông sáng tác ca khúc đầu tay Cô lái đò (phổ thơ Nguyễn Bính). Năm 1943, tại phòng triển lãm Đông Dương ở Hà Nội, ông đã đoạt giải nhất với bức tranh Chú bé thổi sáo và đã dùng số tiền thưởng để đi du lịch xuyên Việt. Trong chuyến đi ông đã sáng tác ca khúc Lời du tử. Lời du tử sau này được tài tử Ngọc Bảo thế hiện thành công. Cô lái đò thì lại được Nghệ sĩ nhân dân Tào Mạt, Thương Huyền và các ca sĩ ở Sài Gòn như Khánh Ly, Thái Thanh, Sĩ Phú… thể hiện và là một ca khúc tiền chiến nổi tiếng. (Có chuyện kể rằng ông đã sáng tác Cô lái đòPhạm Duy sáng tác Cô hái mơ (đều phổ thơ Nguyễn Bính) chỉ trong hai vòng quanh Hồ Gươm).

Cách mạng tháng 8 thành công, ông đi theo Mặt trận Việt Minh. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông có những sáng tác nổi tiếng Quân tiên phong (bài hát chính thức của Đại đoàn quân tiên phong), Chiến sĩ Sông Lô, Bình Ca. Ông được cử đi tu nghiệp sáng tác tại Bulgaria. Thời kì kháng chiến chống Mỹ, ông viết nhiều ca khúc, trong đó có Tiếng đàn bầu (thơ Lữ Giang), Nhớ anh giải phóng quân (với bút danh Nguyễn Thơ), Gửi anh đi đầu quân (Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu – 1984). Ca khúc Tiếng đàn bầu phổ thơ Lữ Giang là một ca khúc rất nổi tiếng được nghệ sĩ Kiều Hưng và sau là Trọng Tấn thể hiện thành công.

Ngoài sáng tác ca khúc, Nguyễn Đình Phúc còn sáng tác khí nhạc, nhạc phim. Ông là một trong những nhạc sĩ viết nhạc phim đầu tiên của Việt Nam. Ông đã sáng tác nhạc bộ phim tài liệu đầu tiên là Nước về Bắc Hưng Hải và bộ phim truyện đầu tiên Chung một dòng sông của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Ông còn viết nhạc trong phim hoạt hình Nàng Ngà (giải thưởng Bông Sen vàng của Liên hoan phim Việt Nam) và phim Lửa trung tuyến. Lĩnh vực khí nhạc, ông có những sáng tác giao hưởng Việt Nam trên đường nở hoa, Giao hưởng số 1, Concerto cho violon, Concerto cho cello, Giao hưởng số 2 cho dàn nhạc dân tộc: Không có gì quý hơn độc lập tự do… Ông là nguyên uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá 3.

Nguyễn Đình Phúc còn là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông là một hoạ sĩ chuyên vẽ chân dung các văn nghệ sĩ Việt Nam, ông đã từng vẽ chân dung Văn Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Xuân Diệu, Tô Hoài,Vũ Trọng Phụng… tổng cộng khoảng 120 bức. Ông đã mở một triển lãm chân dung các văn nghệ sĩ và in một tuyển tập gồm 80 bức tranh (do bà S. Letch, một nhà sưu tập người Mỹ, tài trợ).

Ngoài tranh và hoạ, ông còn xuất bản một số tập thơ như Lá hátThư tình không gửi. Ông còn nghiên cứu về văn hoá truyền thống của các dân tộc miền núi và văn hoá Lào, Campuchia. Ông đã xuất bản một số sách như Sổ tay Văn nghệ, Vài nét về văn nghệ truyền thống Campuchia: Ca – Múa – Nhạc… hay cuốn sách Tiếng nói của bàn tay (nghiên cứu về xem bàn tay).

Ông mất ngày 28 tháng 5 năm 2001, thọ 82 tuổi.

Nguồn : wikipedia.org

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc sáng tác

TIẾNG ĐÀN BẦU - Trọng Tấn Hợp âm dạo (Slow Valse- Capo I.): [A] | [A] | [A] | [A] | [D] | [D] | [B] | [E] | [E] [A] | [A] | [Bm] | [Gb] | [B] | [E] | [E] | [E] [Gbm] Lắng tai [G] nghe đàn bầu Thánh [B] thót [Dbm] trong đ...
Hợp âm CÔ LÁI ĐÒ - Duy Khánh Điệu: Chưa chọn [Em] Xuân đã đem mong nhớ trở về [B7] Lòng cô [Em] lái ở [B7] bến sông [E] kia [B7] Cô hồi [Em] tưởng lại ba xuân [B7] trước [Em] Trên bến cùng [Am] ai đã nặng [Em] thề Nhưng...
LỜI DU TỬ - Ngọc Bảo Điệu: Valse Chiều [Cm] nay [Gm7] biết về nơi [Cm] đâu Dừng [Fm] chân [Gm7] ta ngắm cảnh bao la [Cm] sầu Ai đi trong lớp sương [Gm] sa [Eb] Người về đâu ta, [Fm] tới [Cm] nơi [Gm7] quê [Cm] nhà. [Cm7]...