Thông tin về nhạc sĩ Khánh Băng
Tiểu sử
Khánh Băng (1935 – 2005) là một nhạc sĩ Việt Nam, tác giả của hai bài hát nổi tiếng Sầu đông và Vọng ngày xanh.
Nhạc sĩ Khánh Băng tên thật là Phạm Văn Minh, sinh năm 1935 tại Thắng Tam, Vũng Tàu. Nghệ danh Khánh Băng được ông ghép từ tên của hai cô bạn học từ thời tiểu học, một người là Khanh còn người kia tên Băng, ông thêm dấu “sắc” thành Khánh Băng.
Năm 1949, Khánh Băng lên Sài Gòn học trung học ở trường Huỳnh Khương Ninh, Đa Kao. Cùng một vài người bạn như Vân Hùng, Tùng Lâm… ông lập một ban nhạc cùng nhau thường xuyên tập dượt và chơi miễn phí cho các đám cưới.
Khánh Băng thực sự khởi đầu sự nghiệp ca nhạc vào năm 1954, được sự hướng dẫn và giúp đỡ của nhạc sĩ Võ Đức Thu, với cây đàn mandoline Khánh Băng thi đậu vào làm nhạc công ở Đài Phát thanh Sài Gòn. Sau đó, được Tùng Lâm tiến cử với nghệ sĩ Trần Văn Trạch, ông chơi đàn ở đoàn Sầm Giang và rồi ở Đài phát thanh Pháp Á. Khánh Băng được coi là người Việt Nam đầu tiên sử dụng đàn guitar điện trên sân khấu thập niên thập niên 1960.
Kháng Băng viết nhạc rất sớm, từ những năm học tiểu học, bản thân ông cũng không nhớ bản nhạc đầu tay của mình. Bài hát đầu tiên của ông được phát thanh là Nụ cười thơ ngây, do Minh Trang và Anh Ngọc song ca trên Đài Phát thanh Sài Gòn ngày 15 tháng 3, 1955. Ông thật sự thành danh với bài Vọng ngày xanh viết năm 1956. Bài hát này được nhà văn nữ nổi tiếng Françoise Sagan viết lời Pháp và nhờ vậy, ông được Hội Tác quyền Thế giới mời gia nhập. Vọng ngày xanh được nhiều ca sĩ như Minh Trang, Lệ Thu, Hùng Cường… trình bày, trong đó thành công hơn cả phải kể đến danh ca Thái Thanh.
Khánh Băng viết rất nhiều ca khúc có tiết tấu nhanh, sôi động, thường được gọi là thể loại nhạc kích động. Những bài hát như Sầu đông, Có nhớ đêm nào, Tiếng mưa rơi… do ông sáng tác vào khoảng năm 1962 được coi là những bài nhạc trẻ đầu tiên ở Việt Nam. Bài Sầu đông còn được ông viết thêm lời tiếng Pháp và có thêm lời tiếng Anh do một người khác viết.
Khánh Băng cũng viết nhiều ca khúc trữ tình với các bút danh Anh Minh, Nhật Hà… Trong khoảng thời gian từ 1991]] đến 1996, trước khi bị mù do ảnh hưởng củabệnh tiểu đường, ông vẫn còn sáng tác được hơn 100 bài, trong đó có những bài hát phổ biến như Trên nhịp cầu tre, Chờ người, Chiều đồng quê… mang phong cáchNam Bộ. Về số lượng ca khúc đã viết, theo lời Khánh Băng: “500 thì quá ít mà 1.000 lại hơi nhiều”.
Ông mất ngày 9 tháng 2, 2005 (mùng một Tết Ất Dậu) tại nhà riêng, đường Chu Văn An, Sài Gòn. Thi hài ông được an táng ở quê nhà Vũng Tàu.
Sáng tác
Tên ca khúc | Năm sáng tác | Bút hiệu | |
---|---|---|---|
6 tháng quân trường | Nhật Hà | ||
10 năm giã biệt | |||
Bên ánh đèn đêm | |||
Bước giang hồ | |||
Cánh én ngày xuân | |||
Chiều đồng quê | |||
Chiều hoang | |||
Chiều hoang giã biệt | |||
Chiều thủ đô | |||
Cho trọn đường trần | |||
Chờ người | |||
Chung niềm tâm sự | Nhật Hà | ||
Chung tình | |||
Chuyện | Anh Minh | ||
Chuyện đôi ta | |||
Có nhớ đêm nào | |||
Cõi mộng |