Thông tin về nhạc sĩ An Hiếu

Nhạc sĩ An Hiếu là con trai của nhạc sĩ An Thuyên – nhạc sĩ An Hiếu, trưởng ban nhạc Đồng đội – nói về sự nghiêm khắc của cha mình bằng một sự biết ơn. 10 năm dài trong thời tuổi dại, An Hiếu cho rằng cha không hiểu mình và ông chỉ biết dạy con bằng những đòn roi.

Họ chưa một lần nói chuyện một cách trực tiếp như hai người đàn ông. Cho đến một ngày sự đồng điệu trong âm nhạc kéo hai cha con họ gần lại…

An Hiếu có tuổi thơ vất vả. Bố anh khi ấy là diễn viên Đoàn Nghệ thuật Quân khu IV, mẹ là diễn viên Đoàn Ca kịch Nghệ An. Cuộc sống của hai nghệ sĩ công chức phụ thuộc hoàn toàn vào… ông Nhà nước. Những buổi tập miệt mài, những bữa ăn đạm bạc, đời nghệ sĩ trôi đi trong nỗi buồn và sự nghèo khó chung của cả xã hội.

Cậu bé An Hiếu và cô em gái Bông Mai không được bố mẹ hướng cho theo nghệ thuật bởi sự vất vả của đời nghệ sĩ mà hai bố mẹ phải trải qua. Đến khi bố anh ra Hà Nội học thì cả gia đình anh được chuyển theo. Và 4 người sống trong căn nhà đi mượn, 16 m2 chia đều cả sự thiếu thốn và vất vả của thời bao cấp.

Nhiều người nhìn vào thành công của An Hiếu trong vai trò một nhạc công, một nhạc sĩ, đều cho rằng anh có được ngày hôm nay như một lẽ tất nhiên bởi cha anh đã trải tấm thảm đỏ cho anh bước tới. Nhưng thực tế không giản đơn như thế. Bố mẹ anh tìm mọi cách can ngăn con trai tiếp xúc với âm nhạc vì sợ con sẽ theo nghệ thuật. Những vất vả của cuộc sống nghệ sĩ trong thời kỳ chuyển giao cũ và mới, giữa những bất ổn của các thang bậc giá trị trong nghệ thuật đã làm những nghệ sĩ này chùn bước.

Họ muốn con mình học ngành nghề khác, kiếm một công việc ổn định và có thu nhập tốt. Nhưng An Hiếu đã tìm mọi cách để có thể tiếp xúc được với cây đàn. Khi bố anh đi dựng chương trình cho một hội diễn, được trả thù lao là một cây đàn organ cũ, thì mọi đam mê đã thực sự bắt đầu. Không thể cưỡng lại đam mê nghệ thuật của con trai, nhạc sĩ An Thuyên đã buộc phải cho con thi vào Cao đẳng Nghệ thuật Quân đội.

“Cha tôi buộc tôi phải vào quân đội, mà muốn học ngành khác trong quân đội chứ không phải học nhạc. Vì tôi là một đứa quậy phá trong nhiều năm, luôn sợ hãi mỗi khi phải mời phụ huynh đi họp. Tôi học cũng không thật giỏi. Ông muốn tách tôi ra khỏi những đám bạn quậy phá và ông cho rằng, chỉ có vào quân đội tôi mới có thể nên người”, An Hiếu tâm sự. Và nhạc sĩ An Thuyên đã làm đúng như vậy, không nghe sự phản đối của con trai.

Đó chính là một hố ngăn cách mà rất lâu sau, cha con họ mới hàn gắn lại bằng âm nhạc. An Hiếu luôn có một nỗi mặc cảm là cha không hiểu mình, cha không dành tình thương cho mình. Còn cha anh, phần vì nghiêm khắc, phần vì lo cuộc mưu sinh với mớ công việc làm chính làm thêm chồng chất, đã quen cách dạy con bằng những mệnh lệnh và đòn roi.

“Rất nhiều năm hai cha con tôi không thể nói chuyện được với nhau. Tôi vẫn kính trọng bố, nhưng trong thâm tâm tôi giận bố, vì dường như bố làm cho tôi nhiều thứ nhưng giống như nghĩa vụ và bổn phận nhiều hơn. Mãi về sau này, khi tôi lớn lên, khi tôi lập gia đình và có con, tôi hiểu rằng, bố tôi không còn cách nào khác”, An Hiếu nói. Quả là có nuôi con mới thấu lòng cha mẹ.

Suốt thời sinh viên, anh dẫn đầu mọi trò nghịch ngợm trong ký túc xá của trường, có lần cha anh phải ký quyết định cảnh cáo cậu con trai trước toàn trường vì vi phạm kỷ luật. Giờ anh làm giáo viên, phải tự biết gương mẫu trước sinh viên, mặc quân phục trong trường, ra ngoài đường cũng không dám đi tắt qua đám cỏ giữa hai làn đường, anh mới hiểu cha mình khó xử ra sao trước những trò nghịch đôi khi hơi quá của con.

Giờ hai cha con thường ăn chung một bữa cơm trưa, cùng bàn luận về âm nhạc và anh chịu ảnh hưởng ở cha anh bởi những ca từ đẹp và kỹ lưỡng trong từng ca khúc.

“Cha anh là một người tài hoa, địa vị cao, nhiều quan hệ, chắc điều tiếng cũng không ít. Anh ứng xử thế nào với những tin đồn về cha mình?”. Trả lời câu hỏi khó khăn này, An Hiếu cho rằng sống phải có niềm tin và những người đàn ông trưởng thành thường tìm được những cách giải quyết riêng phù hợp với tình huống của mình. Còn nếu như đó là sự thật, anh sẽ tìm cách đối thoại trực tiếp với cha.

Anh cho rằng, người con nên có cách ứng xử thẳng thắn với cha mẹ nhưng không được hỗn láo. “Hãy đối xử với cha mẹ chúng ta theo cách mà chúng ta muốn con mình sau này sẽ đối xử lại”, An Hiếu bộc bạch.

Thế nên anh không hờn trách bố mẹ, mà coi những đòn roi ngày xưa như một “món cơm mặn” để một đứa con hiếu động như anh trở thành người. Nếu không có sự nghiêm khắc đó, có thể anh đã không được là anh hôm nay. “Nhưng có những cản trở nào khi anh là con trai nhạc sĩ An Thuyên?”.

“Thường là không, vì trong nghệ thuật khả năng thường được lộ diện rất nhanh. Nhiều người nói, cha tôi làm Hội đồng giám khảo Bài hát Việt nên tôi sẽ không bao giờ được giải thưởng. Bởi nếu có trao giải thì ngay lập tức có dư luận cho rằng cha bỏ phiếu cho con. Nhưng tôi thì không nghĩ vậy. Mà chỉ nghĩ rằng, tác phẩm của tôi chưa thực sự xuất sắc bằng những người khác. Tôi không coi trọng chuyện giải thưởng mà nghĩ rằng, đến với những sân chơi như thế này để mình biết mình hơn, để các tác phẩm có cơ hội đến với công chúng nhiều hơn”.

 

Theo https://tranquanghai.info/

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ An Hiếu sáng tác

Sheet nhạc

ƯỚC MƠ

Sáng tác: Nhạc ngoại
Intro: [Bm] | [G] | [A] | [D] | [Bm] | [A] | [Gbm]-[Bm] [Bm] Gió vờn cánh hoa [G] bay dưới trời [Gbm] Đàn bướm xinh dạo chơi [Em] Trên cành cây chim [D] ca líu lo [A] Như hát lên bao [Gbm] lời mong [Bm] chờ [Em] Em khao...

CHA TÔI

Sáng tác: An Hiếu
  [Bb] Mỗi sớm thức giấc lời Cha [Gm] yêu vỗ [Dm] về [Cm] Như cơn gió mát [Eb] lành gọi [Bb] con [F] [Bb] Mỗi sáng thức giấc [Cm/Eb] tóc Cha thêm [Dm] sợi bạc [F/C] Bước chân đi [Cm] chậm dần [Bb] nồng nàn tình thươ...