Thông tin về ca sĩ Lê Uyên Phương

Lê Uyên Phương (2 tháng 2 năm 1941 – 29 tháng 6 năm 1999) là một trong những nhạc sĩ lớn của dòng nhạc tại Sài Gòn, miền Nam Việt Nam trước 1975.

Ông tên thật là Lê Minh Lập, sinh tại Đà Lạt. Trong thời kỳ chiến tranh, giấy tờ bị thất lạc, trong hai lần làm lại giấy khai sinh, tên của ông bị nhân viên giấy tờ nhầm thành Lê Minh Lộc rồi Lê Văn Lộc. Từ đó ông giữ cái tên Lê Văn Lộc.

Cha của Lê Uyên Phương vốn họ Phan, nhưng vì cuộc cách mạng của Phan Bội Châu nên phải đổi thành họ Lê. Mẹ của Lê Uyên Phương là Công Tôn Nữ Phương Nhi, ông lấy chữ Phương trong tên của mẹ làm tên cho mình. Cùng với chữ Uyên, tên người bạn gái đầu tiên, ông ghép thành nghệ danh Lê Uyên Phương.

Lê Uyên Phương gặp Lâm Phúc Anh ở Đà Lạt, năm 1968 hai người thành hôn. Họ trở thành đôi tình nhân song ca nổi tiếng. Vì Lâm Phúc Anh không muốn dùng tên thật nên lấy nghệ danh là Lê Uyên, cắt từ chữ Lê Uyên Phương. Hai người song ca được gọi Lê Uyên và Phương.

Lê Uyên Phương khởi sự viết nhạc từ 1960 với “Buồn đến bao giờ” viết tại Pleiku. Những năm đầu thập kỷ 1970, từ Đà Lạt vào Sài Gòn, Lê Uyên và Phương đã đem một luồng gió mới đến với tân nhạc. Trong những năm khốc liệt nhất của cuộc Chiến tranh Việt Nam, Lê Uyên và Phương, với những ca khúc nồng nàn, khắc khoải đôi khi bàng bạc, triết lý đã được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt. Lê Uyên Phương đã viết nhiều nhạc phẩm nổi tiếng như: “Bài ca hạnh ngộ”, “Còn nắng trên đồi”, “Dạ khúc cho tình nhân”, “Lời gọi chân mây”, “Vũng lầy của chúng ta”…

Năm 1979, hai vợ chồng Lê Uyên Phương rời khỏi Việt Nam và định cư tại nam California, Hoa Kỳ. Họ có hai con gái là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My. Sau 15 năm chung sống, khoảng 1984, 1985 cuộc hôn nhân của hai người tan vỡ.

Ông mất ngày 29 tháng 6 năm 1999 tại bệnh viện UCI (University of California, Irvine) vì bệnh ung thư phổi.

Lê Uyên là một nữ ca sĩ nổi tiếng. Cô thành danh ở Sài Gòn từ những năm 1970. Tiếng hát Lê Uyên luôn gắn liền với âm nhạc của chồng cô, nhạc sĩ Lê Uyên Phương.

Lê Uyên tên thật là Lâm Phúc Anh, sinh ngày 17 tháng 7 năm 1952 tại phố Hàng Bồ, Hà Nội trong một gia đìnhngười Hoa. Cha của Lâm Phúc Anh là một thương gia gốc Hải Nam, còn mẹ cô là người Triều Châu, vợ thứ năm trong tổng số 9 người vợ của cha cô. Năm 1954, gia đình cô gồm cha mẹ, Lâm Phúc Anh và người em gái tên Lâm Phi Yến từ Hà Nội di cư vào miền Nam và sống tại một ngôi nhà khang trang ở Chợ lớn. Đó cũng là nơi đặt văn phòng của một công ty vận tải chạy đường Quy Nhơn, Huế và Đà Nẵng của cha cô.

Lâm Phúc Anh gặp nhạc sĩ Lê Uyên Phương tại Đà Lạt và năm 1968 hai người thành hôn. Họ trở thành đôi tình nhân song ca nổi tiếng. Vì Lâm Phúc Anh không muốn dùng tên thật nên lấy nghệ danh là Lê Uyên, cắt từ chữ Lê Uyên Phương. Hai người song ca được gọi Lê Uyên và Phương.

Trong những năm đầu cùng nhau đi hát, Lê Uyên và Lê Uyên Phương chỉ giới hạn phạm vi hoạt động của mình trong khuôn viên các đại học trước khi chính thức lấy tên Lê Uyên và Phương vào năm 1969, sau lần trình diễn tại quán Thằng Bờm của phong trào Du Ca Việt Nam. Những năm đầu thập kỷ 1970, từ Đà Lạt vào Sài Gòn, Lê Uyên và Phương đã đem một luồng gió mới đến với tân nhạc Việt Nam. Trong những năm khốc liệt nhất của cuộc Chiến tranh Việt Nam, Lê Uyên và Phương, với những ca khúc nồng nàn, khắc khoải đôi khi bàng bạc, triết lý đã được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt.

Năm 1979, Lê Uyên và Phương rời khỏi Việt Nam và định cư tại nam California, Hoa Kỳ. Họ có hai con gái là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My. Sau 15 năm chung sống, khoảng 1984, 1985 cuộc hôn nhân của hai người tan vỡ. Một thời gian sau, họ tái kết hợp về mặt nghệ thuật qua những lần xuất hiện trên những chương trình video của các trung tâm Làng Văn, Thúy Nga và nhất là Asia đã được khán thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt.

Sau khi Lê Uyên Phương qua đời năm 1999, Lê Uyên đã đứng ra thực hiện được hai CD gồm một số ca khúc của Lê Uyên Phương. CD thứ nhất là Yêu nhau khi còn thơ gồm những nhạc phẩm đầu tay của Lê Uyên Phương sáng tác từ đầu thập niên 1960, phần lớn được ra đời ở Pleiku là nơi Lê Uyên Phương đã từng dạy học một thời gian, trước khi trở về Đà Lạt. CD thứ hai mang tựa đề Tình như mây cõi lạ, gồm 9 nhạc phẩm trong tổng số trên 40 bài nhạc phổ từ thơ của Lê Uyên Phương.

Tác phẩm

Tập nhạc

  • Khi Loài Thú Xa Nhau (1970)
  • Yêu Nhau Khi Còn Thơ (1971)
  • Biển, Kẻ Phán Xét Cuối Cùng (1980)

Và một số tập nhạc đã hoàn tất, chưa ấn hành:

  • Uyên ương Trong Lồng (1970-1972)
  • Bầu Trời Vẫn Còn Xanh (1972-1973)
  • Con người, Một Sinh Vật Nhân tạo 1 (1973-1975)
  • Con người, Một Sinh Vật Nhân tạo 2 (1973-1975)
  • Trại Tỵ Nạn Và Các Thành phố Lớn (1979-1983)
  • Trái Tim Kẻ Lạ (1987-1988)
  • Lục Diệp Tố (1977-1990)

Ca khúc:

 

  • Bài Ca Hạnh Ngộ
  • Bên Đồi Lau Xanh
  • Bên Hồ Than Thở
  • Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa
  • Buồn Đến Bao Giờ
  • Chiều Phi Trường
  • Cho Lần Cuối
  • Còn Nắng Trên Đồi
  • Dạ Khúc Cho Tình Nhân
  • Đá Xanh
  • Để Lại Cho Em
  • Đêm Chợ Phiên Mùa Đông
  • Đôi Khi Hạnh Phúc Buồn
  • Đưa Người Tuyệt Vọng
  • Hãy Ngồi Xuống Đây
  • Hết Rồi Những Ngày Vui
  • Khi Xa Sài Gòn
  • Không Nhìn Nhau Lần Cuối
  • Khúc Hát Nhân Tình
  • Kỷ Niệm Trong Chiều
  • Là Giọt Máu Bầm Trong Trái Tim Tôi
  • Loài Hươu Đa Cảm
  • Lời Gọi Chân Mây
  • Máu Biếc Xanh Và Ngực Tối
  • Một Dạ Hội Buồn
  • Một Ngày Vui Mùa Đông
  • Ngồi Lại Trên Đồi
  • Nỗi Buồn Dâng Hiến
  • Ở đây, Thôi Ở Đây Đành
  • Tình khúc Cho Em
  • Tôi Đứng Trên Đồi Mây Trổ Bông
  • Tôi Muốn Tin, Tôi Muốn Yêu Cuộc Đời
  • Trên Da Tình Yêu
  • Uống Nước Bên Bờ Suối
  • Vũng Lầy Của Chúng Ta
  • Yêu Nhau Trong Phận Người

Ngoài âm nhạc, Lê Uyên Phương còn viết văn và làm thơ: Không Có Mây Trên Thành phố Los Angeles (truyện, tùy bút 1990).

 

Nguồn : wikipedia.org

Hợp âm những bài hát do ca sĩ Lê Uyên Phương thể hiện

LOÀI HƯƠU ĐA CẢM

LOÀI HƯƠU ĐA CẢM - Lê Uyên Phương Điệu: Slow Rock Hợp âm dạo: [C] | [Dm] | [C] | [Dm] | [C] | [Dm] [C] | [Dm] | [C] | [Dm] | [C] | [Dm] | [C] | [C] Khi [C] muốn nhìn thấy mắt [Dm] chàng Nàng phải xoay tròn cái mũ Màu [G]...
Sheet nhạc

TÌNH KHÚC CHO EM

TÌNH KHÚC CHO EM - Lê Uyên Phương Điệu: Slow Như hoa đem tin ngày [C] buồn Như [F] chim đau quên mùa [C] xuân Còn [F] trong hôn mê buồn tênh Lê mãi những bước ê chề Xin [C] cho thương em thật lòng Xin [G7] cho thương em...