Thông tin về nhạc sĩ Phó Đức Phương
Phó Đức Phương là một nhạc sĩ sáng tác ca khúc quần chúng dòng nhạc trữ tình Việt Nam. Ông hiện là Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), phó chủ tịch Hội âm nhạc Hà Nội.
Tiểu sử
- Sinh năm 1944, tuổi Giáp Thân
- 1962, học khoa Toán trường Đại học Sư phạm
- 1965, làm nông trường viên chăn nuôi thuộc nông trường Cửu Long (Hòa Bình)
- 1966, trở về thi vào trường Âm nhạc Việt Nam
- 2002, làm giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam do chính ông cùng 200 nhạc sĩ khác kiến nghị lên Quốc hội, Trung ương Đảng, Chính phủ.
- 2015 đòi thu tiền quốc ca
Nhạc Sỹ Phó Đức Phương sinh năm Giáp thân 1944, là cháu của Chí sỹ Phó Đức Chính (1907 – 1930) – Nhà cách mạng Việt Nam, sáng lập viên, một trong những lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, cánh tay phải của Đảng trưởng Nguyễn Thái Học. Khi bị bắt và kết án tử hình, Phó Đức Chính từ chối xin chống án với câu nói đầy khí phách anh hùng: “Đại sự không thành! Chết là vinh! Còn chống án làm chi vô ích!”. Phó Đức Chính hiên ngang bước lên máy chém đã yêu cầu được nằm ngửa để xem lưỡi dao tử thần sẽ rơi xuống như thế nào.
Phó Đức Phương được nuôi dưỡng trong dòng tộc họ Phó đại cách mạng vẻ vang đó. Anh đã có những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và lớn lên trong những năm đầu của CM thánh 8. Năm 18 tuổi Phó Đức Phương đã thi đỗ vào khoa toán Trường đại học Sư phạm, đó là sự trưởng thành cực kỳ suôn sẻ của một thanh niên Hà Nội. Sau ba năm học, anh có thể trở thành giáo viên cấp ba hay đại học. Còn gì mong ước hơn khi 21 tuổi đời, anh đã là một giảng viên đại học. Đam mê âm nhạc, khao khát dâng hiến hết mình cho âm nhạc đã đẩy Phương tới một quyết định độc đáo và táo bạo. Năm 1965, giữa lúc gần tốt nghiệp đại học sư phạm, Phương xin thôi học với lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn và trở thành nông trường viên thuộc nông trường Cửu Long (tỉnh Hòa Bình).
Nhạc phẩm-Album
|
|
|
Phó Đức Phương từ chối mọi công việc gián tiếp,”cậu công tử thành phố” quyết dấn thân vào lao động trực tiếp. Cuộc đổi đời này có lẽ là cái giá vô giá không dễ mấy ai đánh đổi. Mang thêm trong mình một phần đời một nông trường viên, giữa năm 1966, Phương trở về thi vào trường Âm nhạc Việt Nam. Lúc đó, trường sơ tán lên Hà Bắc. Bài “Những cô gái quan họ” ra đời trong thời kỳ Phương chờ đợi bước vào những giờ học đầu tiên. Đam mê văn học, hội họa và thơ ca, lịch sử, với những thành công qua hai mươi năm làm việc, Phó Đức Phương thực sự là một trong không nhiều những “con chim đầu đàn” của một thế hệ nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng thời trước. Năm 1967, giữa kỳ chống Mỹ ác liệt. Những bài hát hồi ấy chủ yếu vang lên ảnh hưởng anh hùng ca tới mức chói gắt. Tự nhiên giữa không khí như vậy, xuất hiện bài “Những cô gái quan họ” của Phó Đức Phương thấm đẫm một âm hưởng trữ tình của đồng bằng Bắc Bộ. Bài hát hệt như một dòng suối mát lành chảy qua một khu đồi trơ đá sỏi, hệt như một luồng gió mát rượi lùa qua một trưa hè nóng bức.
Khán giả yêu thích các tác phẩm của Ông thuộc mọi thế hệ, lứa tuổi, mọi tầng lớp, vì chúng không chỉ mang giai điệu đẹp, lời ca hay mà còn những ý nghĩa gắn liền với thời cuộc của đất nước, của cuộc sống người dân Việt Nam, như : Những cô gái quan họ, Hồ trên núi, Không thể và có thể, Một thoáng Tây hồ, Huyền thoại hồ núi Cốc, Về quê, Vũ khúc con cò, … Sáng tác chính: ca khúc trữ tình, âm hưởng dân ca. Phó Đức Phương là nhạc sĩ luôn tìm tòi, khai thác những tinh hoa trong âm nhạc dân gian của từng vùng, miền để đưa vào tác phẩm. Và thanh nhạc có: Những cô gái quan họ, Hồ trên núi, Huyền thoại Hồ núi Cốc, Một thoáng Tây Hồ, Mộng mị Sapa, Biển mũi, Trên đỉnh Phù Vân, Chảy đi sông ơi, Trương Chi... Ông còn viết nhạc cho hàng chục bộ phim: Những đứa con, Trăng rằm, Lưu lạc, Giông tố…và nhạc cho nhiều vở sân khấu như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Nguồn sáng trong đời. Tôi và chúng ta, Nghêu sò ốc hến, Thầy khoá làng tôi, Rừng trúc… Đã xuất bản 6 ca khúc Phó đức Phương, Nxb Văn hoá, 1983, và Album Audio tác giả. Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Những cô gái quan họ, Hồ trên núi, Một thoáng Tây Hồ, Nha Trang thu, Trên đỉnh Phù Vân.
Cứ mỗi lần chúng tôi ngồi bên nhau uống rượu, Phó Đức Phương lại “lên Đồng”. Anh say sưa hát và hai bàn tay nhịp nhàng “vỗ” nhịp lên mặt bàn, có khi ly, bát trên mâm tiệc cứ là nhảy cả xuống“Hồ trên núi”. Phó Đức Phương ưng ý nhất khi tôi cầm Mix “hầu đồng” để anh hát, dường như tôi đã “hốt” hết tất cả cung bậc vào trong Mi-cơ-rô để mọi người thưởng thức trọn vẹn cái trữ, cái tình trong tâm can của Người tài họ Phó tên Phương này. “Quê ngoại tôi ở Bắc Ninh. Hồi đi học tôi lại sơ tán ở Hà Bắc. Khung cảnh làng quê êm đềm với những làn điệu quan họ thấm dần vào hồn tôi, tạo cho tôi một cảm xúc bền vững để viết nên bài Trên quê hương quan họ mượt mà đằm thắm. Tôi có một niềm cảm hứng đặc biệt khi được sống trong thiên nhiên, tâm hồn lúc ấy như cánh chim được sải cánh bay. Vì thế, âm nhạc của tôi luôn giàu hình ảnh. Có lẽ một phần vì tôi thấy sông nước là một cái gì đó vừa êm ả vừa không hề tĩnh lặng vì nó là một dòng chảy liên tục. Nó gợi cho tôi một cảm giác rung động lập tức và hội cảm với nó luôn”, Nhạc sỹ chia sẻ. Một người đau khổ vì tình yêu muốn trốn lên tận đỉnh núi mây mù sương phủ, có cả cửa thiền để xa lánh cõi đời. Nhưng ở chốn thâm sơn cùng cốc đến mức độ lên đỉnh núi cao cách trời ba thước, xuống đáy thung sâu thăm thẳm sông dài, vào rừng trúc mai véo von con sáo sậu thì tiếng gọi tình yêu lại thôi thúc trong lòng “Ta khóc ròng một câu, đâu người ta yêu dấu“. Thế đấy, muốn trốn hết tất cả chốn lụy trần mà cũng không trốn nổi tình yêu. Đây là một bài hát ca ngợi sức mạnh của tình yêu, sức mạnh tồn tại vĩnh hằng của vũ trụ này, yêu đến thế là cùng. Cho nên, có thể coi đây là một bài hát về triết lý hay bài hát về tình yêu cũng được. Ở bài hát “Không thể và có thể”, nhạc sỹ muốn đưa ra triết thuyết rất cụ thể. Cái có thể mới là quan trọng còn cái không thể thì thuộc về duy vật, về sự vĩnh hằng của cuộc sống này, của vũ trụ này mà ta không thể vượt được. Ví dụ như quy luật của thời gian (thời gian đã trôi qua thì không thể trở lại), quy luật của sự vận động (đám mây không thể ngừng trôi cũng như trái đất không thể ngừng quay) quy luật của ngày và đêm. Tức là con người ta không thể đụng chạm được đến quy luật cơ bản của sự sống. Vì vậy cái không thể là cái giới hạn còn cái có thể là cái mênh mông. Ở bài “Khúc hát phiêu ly”, khi nỗi đau không tìm nơi hóa giải, Trương Chi tìm về với dòng sông thân yêu với một nỗi cô đơn khủng khiếp. “Là Trương Chi ta hát khúc Trương Chi, là Trương Chi ta hát khúc phiêu ly”... nhưng rồi nhìn sông chảy, anh cảm thấy mình không thể dừng lại được. Nỗi đau cất lên: “Sông ơi sao lại vô tình thế? Cứ chảy mãi mà không biết ta đang tan nát cõi lòng. Hãy chờ ta một lần, một lần thôi…”. Và Trương Chi theo những con sóng, mong lòng sông cưu mang mối tình đau khổ của mình để cùng chảy ra biển. Đó là cái chết của Trương Chi trong ca khúc “Sông ơi hãy đợi”. Như một thông điệp gửi đến người nghe: “Thể xác hữu hạn nhưng tình yêu thì vô hạn. Nỗi đau tột cùng không dừng lại ở một mối tình đơn phương”.
Nhạc sỹ Phó Đức Phương cho rằng: “Sống giữa cuộc đời thường với bao nhiêu lo toan, con người vẫn luôn ước mơ, thèm khát được bay bổng. Với tôi, thế giới ấy hiển hiện qua âm nhạc. Mỗi khi viết một tác phẩm mới, tôi bao giờ cũng có cảm giác mình chuẩn bị đi vào một cõi riêng, dọn mình sạch sẽ, quên hết tục lụy giống như lúc mình chuẩn bị hương hoa để cúng ông bà. Những cõi ấy là Phù Vân – Yên Tử, sóng nước hồ Ba Bể, mộng mị Sa Pa. Tôi luôn sống cùng cảm giác ấy đến tận cùng và cảm thấy mình tiếp cận được những vùng đặc biệt”. Và ông tiết lộ: “Những ca khúc của tôi tưởng như không nói về tình yêu nhưng lại là nói về tình yêu đấy! “Chảy đi sông ơi” là nỗi lòng của một người con gái mất người yêu, nhờ dòng sông nói hộ lòng mình nỗi nhớ da diết đến tê tái, quặn thắt... “Trên đỉnh Phù Vân” là bước tiếp theo của “Chảy đi sông ơi”, một người mất người yêu và muốn thoát khỏi bụi trần, lên với núi cao ngàn mây để quên đi tất cả nhưng rồi vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh… Với tôi, tình yêu là đề tài luôn có những cái mới, và đem lại nguồn cảm hứng bất tận…”. Khó có thể tưởng tượng một nhạc sĩ tài danh, nổi tiếng hiền lành, thay vì ngồi bên cây đàn và bản nhạc, là soạn thảo hàng trăm đơn thư, kiến nghị gửi đủ các cấp ban ngành, là lóc cóc gõ cửa mọi phòng ban, dám “đấu” cả với lãnh đạo cấp cao của cơ quan quản lý Nhà nước, “sửng cồ” suýt nữa thì “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” với một bầu sô khét tiếng “mafia” trong làng showbiz phía Bắc, lên tận sân khấu Nhà hát Lớn trước giờ biểu diễn để đòi tiền tác quyền… chê “ú ớ” nhất trong “tứ quái Hà Nội” sau hơn 10 năm vác tù và hàng tổng giờ này một mình lái xe (hơi) ào ào (khả năng lái xe có thể sánh ngang Trần Tiến, hơn đứt Nguyễn Cường và Dương Thụ), nói tiếng Anh chưa tới mức như gió nhưng cũng đủ để cầm chịch những cuộc gặp gỡ quốc tế và làm MC cho chương trình giao lưu văn nghệ với bạn bè nước ngoài trên Hồ Tây! Mấy năm gần đây ông còn phát hiện ra mình có thêm một số khả năng bất ngờ khác nữa như có thể thức tới 5 giờ sáng để coi phim hành động và võ thuật Hollywood, không kìm hãm được sự sung sướng“khi uống rượu có thể bắt nạt cả các hảo hán trong giới nghệ thuật và chốn giang hồ”!Nếu như cuộc đời có thể lập trình, thì với Phó Đức Phương, cuộc đời luôn đẩy ông tới những tình thế “bỗng dưng thành người hùng”, đã bộc lộ một cá tính, một nhân cách riêng biệt. Một Phó Đức Phương thờ ơ, thậm chí lơ ngơ với mọi việc, hiền lành, thậm chí rụt rè trong mọi quan hệ, bỗng chốc có thể trở nên mạnh mẽ, rõ ràng, quyết liệt và dám đương đầu tới cùng. Lứa học sinh trường Nguyễn Trãi 3 (Cửa Bắc, Hà Nội) cuối những năm 1950 nhiều người còn nhớ buổi chào cờ“lịch sử”, khi tiết mục hát Quốc ca của hàng ngàn học sinh toàn trường có nguy cơ bị “vỡ”, đến nửa bài chả còn ai hát, thì duy nhất, một giọng nam đơn ca lẻ loi giữa sân trường, do ý thức được tình thế, vẫn một mình kiên cường hát đến câu cuối cùng. “Học sinh cá biệt”, “người hùng của buổi chào cờ” đó chính là Phó Đức Phương, khi ấy mới 13 tuổi.
Mười năm sau, cậu sinh viên năm thứ ba trường Âm nhạc Việt Nam cũng làm “đứng tim” nhiều bạn bè cùng lứa vì phát biểu “không giống ai” trong hội nghị sinh viên “đấu tố” Tôn Thất Triêm (anh ruột nữ nghệ sĩ Tôn Nữ Nguyệt Minh) lúc bấy giờ cũng đang là sinh viên của trường. Tự ý đánh bản nhạc không theo sự chỉ dẫn của giáo viên trong buổi thi tốt nghiệp, “tội” của Tôn Thất Triêm bị quy chụp tới mức cho rằng mang tính chất giai cấp và đã có đề nghị đuổi khỏi trường, gửi thông báo kỷ luật tới tất cả các đoàn nghệ thuật (bị kỷ luật này nghệ sĩ xem như “hết đường sống”). Cậu sinh viên năm thứ ba Phó Đức Phương ý thức được hoàn cảnh hiểm nghèo của bạn mình đã đứng lên phát biểu trong hội nghị, rằng đây chỉ là một sai sót trong quá trình chuẩn bị thi cử, nên phê bình, nhưng phê bình để giúp người có lỗi sửa chữa chứ không phải khiến bạn mình không ngóc đầu lên được! Về sau Tôn Thất Triêm chỉ bị cảnh cáo. Gần 20 năm sau, ông lại một mình “bảo vệ” Trần Tiến và Trịnh Công Sơn trong cuộc họp Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ khóa 3 về việc kết nạp thành viên mới. Giữa lúc Trần Tiến bị coi là“làm nhạc trẻ theo đuôi Sài Gòn”, còn Trịnh Công Sơn bị xem là “tàn dư của quá khứ”, thậm chí, một nhạc sĩ người dân tộc, thành viên Ban chấp hành Hội, còn đưa ra dẫn chứng: “Ở địa phương tôi, những đối tượng bị theo dõi, cần giáo dục, toàn thích nhạc Trịnh Công Sơn” (!), ông không ngại đưa ra ý kiến riêng của mình: “Không có những người như Trần Tiến, Trịnh Công Sơn thì công chúng TP.HCM hát gì nếu không phải là nhạc tiền chiến, nhạc vàng? Trịnh Công Sơn thừa sức ra khỏi đất nước, nhưng anh ấy đã lựa chọn ở lại, hồ hởi viết những bài hát mới hòa nhập với cuộc sống ở đây. Hội Nhạc sĩ phải mở cửa với họ…”. Trong cuộc sống riêng tư cũng thế, nhưng đó lại là một “góc khuất” khác.