Thông tin về nhạc sĩ Khánh Vinh

Họ và tên :  Nguyễn Khánh Vinh
Sinh ngày :  01-10-1954
Nguyên quán : Hoài Đức, tỉnh Hà Tây(cũ), Việt Nam

Chức vụ hiện tại: Trưởng Phòng Văn Nghệ Trung Tâm THVN tại TP.Hồ Chí Minh Hội viên Hội Nhạc Sĩ Việt Nam Ủy viên BCH Hội Âm Nhạc TP.Hồ Chí Minh, Chi hội Trưởng Chi hội 6 Bộ đội hoạt động chiến trường miền Tây Nam Bộ từ 1973 đến 1975

Đã tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Văn ( 1979 )
Tốt nghiệp: Đại học Âm nhạc ( ngành Sáng Tác ) Nhạc Viện TP.Hồ Chí Minh ( 1989)
Đã sáng tác nhạc phim, ca khúc cho người lớn và thiếu nhi.

Một số giải thưởng Âm nhạc tiêu biểu:
+ Ca khúc cho Tuổi học trò : Tia Nắng Hạt Mưa (Giải nhất viết cho Tuổi hoa học trò Do báo Thiếu Niên Tiền Phong và Hội Nhạc Sĩ Việt Nam tổ chức năm 1992)
+ Giải ba Hội Nhạc Sĩ Việt Nam, ca khúc: Hỡi em Nurisa (1995)
+ Giải ba Hội Nhạc Sĩ Việt Nam, romance “ Huyền thoại Langbian” (1998).
+ Giải ba Hội Nhạc Sĩ Việt Nam ca khúc “ Lời tỏ tình năm mới” (2006)

Viết nhạc cho phim:

Biến Động Mùa hè”, “Hiến Dâng”, “ Ba lần va Một lần”, “Vòng Hoa Chămpây”…

Nhạc sĩ Khánh Vinh: “Không phải cái gì có tiền mới làm!”

Tốt nghiệp Đại học Sư Phạm, làm trưởng phòng văn nghệ đài THVN (tại TP.HCM) nhưng Khánh Vinh lại thành công và được bit đến nhiều nhất với vai trò là nhạc sĩ của những ca khúc hay và phổ biến dành cho thiếu nhi tiêu biểu trong số đó có thể kế đến là bài hát “Tia nắng hạt mưa”, “Cánh diều”,…

Xung quanh việc viết nhạc cho thiếu nhi và các vấn đề liên quan đến sáng tác, Song Nhac Play đã có buổi trao đổi với nhạc sĩ Khánh Vinh để hiểu thêm về con đường sự nghiệp của anh cũng như những trăn trở về thực trạng âm nhạc hiện nay.

Giờ người người viết nhạc trẻ, nhạc dành cho… người lớn, còn nhạc thiếu nhi dường như đang rất mờ nhạt và ít được nghe, sao anh vẫn thích viết cho thiếu nhi đến vậy?

Không phải cứ cái gì có tiền thì mới làm. Hiện nay, bài hát cho thiếu nhi cũng nhiều nhưng bài hát hay thực sự và phù hợp thực sự thì hiếm. Trong khi đó, thiếu nhi là lứa tuổi rất yêu thích các hoạt động múa hát nên nếu làm được điều gì đó cho các em thì mình nên làm. Mặt khác, tôi thích viết cho thiếu nhi bởi yêu sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ. Khi viết ra được những ca khúc cho các em, mình cũng thấy yêu đời hơn.

Có nhiều thế hệ thiếu nhi đã rất yêu thích và nhớ bài hát “Tia nắng hạt mưa” của anh, anh có thể chia sẻ một chút thông tin liên quan đến ca khúc này không ạ?

(Cười rất tươi). Bài đó sáng tác cũng rất tình cờ. Năm 1992, khi đọc được bài thơ “Tia nắng hạt mưa” của nhà thơ Lệ Bình, thấy rất có hứng thú nên đã lấy đem phổ nhạc. Có một chuyện rất vui là khi đọc tên tác giả, tôi cứ nghĩ đây là một nhà thơ nữ, đâu ngờ, sau này gặp, mới biết chủ nhân của nó là anh Lệ Bình (Báo Hoa Học Trò). Điều không ngờ nhất là nó còn ẵm giải nhất viết cho thiếu nhi do báo Hoa Học Trò và Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức năm 1992. Sau đó, “Tia nắng hạt mưa” còn được bình chọn là 1 trong 50 bài hát hay nhất thập kỷ 20. Có lẽ đây là bài hát để lại cho tôi nhiều niềm vui nhất.

Trước đây, đi đâu cũng nghe tiếng hát thiếu nhi vang vang, kể cả bài “Tia nắng hạt mưa” của anh cũng vậy, có thời thiếu nhi nơi nào cũng hát. Nhưng bây giờ, hiếm khi nghe được một chương trình nhạc thiếu nhi hay. Anh có nghĩ tuổi thơ các em bây giờ có chút thiệt thòi?

Nói riêng về mảng văn nghệ cho thiếu nhi hiện nay đang rất yếu. Việc tuyên truyền phổ biến nhạc thiếu nhi cũng vậy, chúng ta chưa làm được. Viết cho thiếu nhi thì không thu được nhiều lợi nhuận nên nhạc sĩ viết cũng hạn chế. Ngay cả truyền hình, các giờ vàng đều không dành cho thiếu nhi. Nhiều chương trình ca nhạc theo yêu cầu cũng không có hoặc rất hiếm khi có yêu cầu bài hát thiếu nhi. Đó là một thiệt thòi cho các em, và cũng là trăn trở của người làm văn nghệ.

Anh làm văn nghệ cho Đài truyền hình, sao anh không đề xuất việc này?

Có chứ, mình cũng đấu tranh đề xuất, nhưng không ăn thua. Một mình mình làm khó lắm!

Anh có khi nào thấy buồn vì những tác phẩm của mình lại không phổ biến như những bài hát dành cho tuổi “teen” hiện nay, mà nhạc của anh, nói đúng ra thì cũng là nhạc “teen” đấy chứ?

Đôi khi cũng cảm thấy hơi buồn, nhưng có lẽ là do mình không biết cách PR cho đứa con tinh thần của mình thôi. Với lại, tự mình đi nói hay về mình thì Khánh Vinh không làm được (cười lớn).

Hay là anh viết nhạc “teen” theo lối hiện đại đi, những bài dễ hát, giai điệu đơn giản thôi, rồi có người sẽ PR cho anh, như nhiều bạn trẻ bây giờ vẫn hay làm, sử dụng lắm “chiêu” để tạo độ “hot” chẳng hạn?

Cái đó thì tùy thuộc vào ý thức của từng người viết. Nhưng bản thân tôi tquan niệm, với người sáng tác, phải tự mình tạo ra được ngôn ngữ riêng của mình. Một người sáng tác có tư cách thì sẽ không làm và không tiếp thu một cách sống sượng văn hóa của nước ngoài hay của người khác để tạo ra cái riêng cho mình. Nếu có tư cách thì không tiếp thu theo kiểu sống sượng như thế! Có chuyện này, vui lắm: Nhiều bạn từng nói với tôi thế này: “Anh viết lạ ghê! Viết không giống ai”. Như thế, không phải họ khen tôi viết hay đâu, mà họ đang chê mình không hiện đại, không hợp “mốt” đấy! Cái đó họ gọi là “lạ”. Hiện nay, thị hiếu âm nhạc nhiều khi vô tình dung túng cho những cái “mới lạ” theo kiểu cóp nhặt, cũng buồn chứ.

Vậy những người làm âm nhạc như anh cũng phải làm gì để cải thiện điều này chứ?

Chúng tôi luôn trăn trở về điều này, nhiều người trăn trở lắm nhưng không làm được gì nhiều. Với lại, chức năng của người nhạc sĩ, người làm âm nhạc là viết ca khúc hay chứ không phải là cải thiện thị trường hay thị hiếu. Dĩ nhiên, nhạc sĩ cũng phải “hướng” người nghe những ca khúc hay, lành mạnh bằng cách làm công tác phê bình. Nhưng có khi, phê bình không được nhiều mà tán dương nhau thì nhiều hơn. Thế nên thực tế, công tác hướng dẫn dư luận cũng như người nghe còn kém. Những cơ quan quản lý văn hóa còn lúng túng nhiều trong công tác quản lý. Luật quy định về những điều này chưa có. Thế nên nhiều trường hợp nhạc ăn cắp, nhạc vay mượn, vv… cũng vẫn cho phát hành

Trước khi trở thành nhạc sĩ, anh cũng sáng tác rồi thì phải?

Từ khi còn trong quân đội ở vùng Gò Công, Mỹ Tho, Cai Lậy là tôi bắt đầu sáng tác. Ngày ấy, máu văn nghệ dường như đã chảy sẵn trong mình rồi.Sau này đi học sư phạm, nhưng cũng vì mê văn nghệ mà không trở thành thày giáo, lại đi làm văn nghệ cho Đài.

Phần lớn thời gian của anh là làm truyền hình, vậy anh sáng tác lúc nào?

Lúc nào có hứng là sáng tác được. Nói thế chứ, đi đâu tôi cũng để lại sản phẩm, là một bài hát! Về Gò Công, đi Phú Quốc, ở Cần Thơ, vv… chỗ nào tôi cũng viết và còn có nơi coi mình như con của quê hương họ. Cái hay của người sáng tác là ở chỗ đó, được người ta nhớ đến mình chứ không phải là kiếm được nhiều tiền từ bài hát.

Theo anh, người nhạc sĩ có sống được bằng nghề không?

Sống được nhưng cũng khó. Nhạc sĩ mà chỉ ngồi viết nhạc không thì lo cuộc sống khá chật vật.

Phải chăng vì thế nên anh không chuyên tâm chỉ ngồi làm nhạc?

Nếu chỉ ngồi làm nhạc không thì cũng khó sống thật. Nhưng tôi được cái cũng có duyên viết nhạc cho phim và nếu chuyên tâm làm nhạc thì chắc cũng sống tạm ổn.

Anh cũng nhận viết theo đơn đặt hàng?

Có chứ, điều đó không có vấn đề gì cả. Tại sao mình lại phải tỏ ra cao đạo? Quan trọng là làm thế nào để từ đơn đặt hàng trở thành một việc làm tâm huyết của mình chứ không biến ngược lại thành món hàng. Mình phải biến việc đặt hàng đó trở thành sản phẩm có ích cho xã hội.

Vậy thời gian sắp tới anh có kế hoạch gì mới cho việc sáng tác không?

Gần nhất là dự án viết nhạc phim “Đường về Thăng Long” của Hãng phim Giải Phóng. Sau này thì mình muốn dành nhiều thời gian hơn cho âm nhạc, cho sáng tác, đặc biệt là khi không còn làm ở Đài nữa thì sẽ tiêu tốn phần nhiều thời gian cho nó!

Xin cảm ơn nhạc sĩ về những chia sẻ thú vị này!

(theo Sóng Nhạc online)

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Khánh Vinh sáng tác

[D] | [Em]-[A] | [D]-[D] | [Em]-[A] | [D]-[D] Vườn [D] xuân trăm thứ cây, Cây xum xuê trong [A] vườn. Chồi non chen lá xanh, Gió vườn rung trong [D/A] gió. Vườn [D] xuân trăm thứ hoa, Hoa đưa hương thơm [A] lành. Mùa xuâ...
[Eb] | [F] | [Bb] | [Eb] | [Eb] [F] | [Bb] | [Eb] | [Eb] Ai dậy [Eb] sớm, bước ra [Cm] nhà Cầu ra hoa, đang chào [Eb] đón Ai dậy sớm, đi ra [Cm] đồng Cả hừng đông, đang chào [Eb] đón Nào bé ơi, dậy sớm [F] mau Cả đất [Bb...
TIA NẮNG HẠT MƯA - Ngọc Châu Điệu: Pop Hình [Em] như trong từng tia [B7] nắng có [Em] nét tinh nghịch bạn [Am] trai Hình như trong từng hạt mưa có [B7] nụ cười duyên bạn [Em] gái Hình như trong [B7] từng tia nắng hát [Em...