Thông tin về ca sĩ Thanh Thúy – 1943

Thông tin, tiểu sử ca sĩ Thanh Thúy – 1943

Thanh Thúy, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Thanh Thúy, là một trong 10 nữ ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất đến nền Tân nhạc Việt Nam trước 1975, cũng là Nữ hoàng của thể điệu Bolero và Rumba-Bolero. Tên tuổi của cô gắn liền với nhạc sĩ TRÚC PHƯƠNG – Ông Hoàng của thể điệu Bolero và và những tình khúc tiền chiến mà nổi bật hơn cả là bản GIỌT MƯA THU bất hủ của cố nhạc sĩ Đặng Thế Phong. Là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, cô được các nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn truyền hình nổi tiếng … ca ngợi hết lòng với rất nhiều mỹ danh, trong đó nổi tiếng nhất là Tiếng hát Liêu Trai.

Tiểu sử

Thanh Thúy sinh ngày 2 tháng 12 năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình có năm chị em, nhưng chỉ có mình cô là ca sĩ và người em tên Thanh Châu thỉnh thoảng cũng đi hát.[2]

Vì lý do gia cảnh, vì mẹ bị bệnh nan y, nên gia đình Thanh Thúy từ Huế đưa mẹ vào Sài Gòn chữa trị và thuê một căn nhà nhỏ trong con hẻm trên đường Cao Thắng.[3]

Để mưu sinh và kiếm thêm tiền phụ vào việc thuốc thang cho mẹ, Thanh Thúy bắt đầu đi hát từ khi mới được 15 tuổi (1958), với chất giọng trầm ấm hơi khàn, lối phát âm nhả chữ rất riêng và đầy cảm xúc, sâu lắng, nghẹn ngào và nức nở, với dáng dấp mảnh mai và mái tóc dài buông lơi trên đôi vai gầy trong tà áo dài [4], Thanh Thúy có thể được coi như là một trong những nữ ca sĩ gây được nhiều tiếng vang nhất trong làng âm nhạc Việt Nam trước năm 1975 và đã ngự trị trên các làn sóng phát thanh cũng như truyền hình tại miền Nam Việt Nam và trở thành một ngôi sao trên các sân khấu đại nhạc hội cũng như phòng trà.

Tháng 6 năm 1960, bà Tường Vi, thân mẫu của Thanh Thúy qua đời. Người ta nói có lẽ Thanh Thúy mang tâm trạng đau buồn vì thương nhớ mẹ, mà tiếng hát càng u sầu, não nùng, bi cảm, trong âm điệu mượt mà, ngọt ngào, du dương… khiến mọi người xúc động, tái tê từ phong cách trình diễn cho đến lời ca trầm mặc, thiết tha tạo nên nét độc đáo riêng biệt cho ngôi sao bồng bềnh giữa khói sương.

Tháng 11 năm 1961, tài tử điện ảnh kiêm đạo diễn Nguyễn Long thực hiện cuốn phim Thúy đã đi rồi nói về bà, ca khúc nhạc phim do nhạc sĩ Y Vân sáng tác và do ca sĩ Hùng Cường trình bày. Ngoài bộ phim này, hình ảnh Thanh Thúy còn xuất hiện trên sân khấu kịch và truyền hình. Các nghệ sĩ Kim Cương, Bích Thủy, Xuân Dung… đều đã đóng vai Thanh Thúy.[1][4]

Năm 1962, Thanh Thúy được bầu chọn là Hoa hậu Nghệ sĩ

Năm 1964, tên tuổi cô một lần nữa khắc sâu vào lòng khán giả mộ điệu với việc thể hiện thành công bản nhạc nổi tiếng Chuyến tàu hoàng hôn.

Năm 1970, cô đoạt giải thưởng Kim Khánh dành cho nữ ca sĩ ăn khách nhất với nhạc phẩm “Tình đời”, tức “Duyên kiếp cầm ca” của 2 nhạc sĩ Minh Kỳ và Vũ Chương. Ca khúc này 2 nhạc sĩ sáng tác nhân dịp Thanh Thúy trở lại nghiệp cầm ca sau vài năm vắng bóng.

Năm 1972, Thanh Thúy đoạt 2 giải Kim Khánh dành cho nữ ca sĩ được ái mộ nhất trong năm và show truyền hình được yêu thích nhất trong năm do cô làm trưởng ban.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, Thanh Thúy sang định cư tại Hoa Kỳ và vẫn tiếp tục đi hát thường xuyên xuất hiện trên video trung tâm băng nhạc Asia cũng như trung tâm băng đĩa của chính cô.

Cuộc sống riêng

Năm 1964, cô lập gia đinh với tài tử Ôn Văn Tài, Trung tá không quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.[5] Hai người chung sống vô cùng hạnh phúc và hòa thuận, có thể nói là đôi Kim Đồng – Ngọc Nữ trong giới nghệ sĩ.

Thời gian cao tuổi, cô chủ yếu tham gia các hoạt động từ thiện.

Ảnh hưởng

Nhà thơ Nguyên Sa viết: “Thanh Thúy là nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văn, trong thơ. Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Viên Linh, nhà văn Tuấn Huy…. Bởi vì Thanh Thúy chính là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những nhà văn, nhà thơ ….[6] Tiếng hát Thanh Thúy đã từng được nhà văn Mai Thảo mệnh danh là “Tiếng hát lúc 0 giờ”; giáo sư triết học Nguyễn Văn Trung thì gọi bà là “Tiếng hát liêu trai”; nhạc sĩ Tuấn Huy gọi là “Tiếng sầu ru khuya”.

Nhiều nhạc sĩ, thi sĩ sáng tác ca khúc, bài thơ để dành tặng riêng cho Thanh Thúy, như Trịnh Công Sơn viết bản nhạc đầu tay Ướt mi và “Thương Một Người”,[3] Tôn Thất Lập sáng tác “Tiếng hát về khuya”[4] Anh Bằng sáng tác ca khúc “Tiếng ca u hoài” để tặng bà,[7][8] Y Vân với “Thúy đã đi rồi”,[4] và rất nhiều sáng tác của Trúc Phương đều lấy cảm hứng từ tình cảm của ông dành cho Thanh Thúy.[1]

Nhà thơ Hoàng Trúc Ly đã viết tám câu thơ lục bát nổi tiếng bày tỏ lòng giao cảm với tiếng hát Thanh Thúy, tựa đề “Sầu ca sĩ”

Nhà thơ Vũ Hối, qua nét bút độc đáo như tranh vẽ dành tặng bốn câu thơ:

Liêu trai tiếng hát khói sương

Nghẹn ngào nhung nhớ giòng Hương quê mình
Nghiên sầu từng nét lung linh
Giọng vàng xứ Huế ấm tình quê hương.[4][9]

Những ca khúc riêng tặng Thanh Thúy

Trúc Phương
Hình bóng cũ, Lời ca ca nữ, Mắt em buồn, Tình yêu trong mắt một người, Mắt chân dung để lại
Trịnh Công Sơn
Ướt mi, Thương một người
Châu Kỳ
Được tin em lấy chồng
Hoàng Thi Thơ
Lời hát tạ ơn, Tôi yêu Thúy
Y Vân
Thúy đã đi rồi (thơ Nguyễn Long),
Nhật Ngân
Lời tự tình
Anh Bằng & Lê Dinh
Phận tơ tằm (ký Hồ Tịnh Tâm), Tiếng ca u hoài, Chuyện buồn của Thúy
Minh Kỳ & Vũ Chương
Tình đời
Tôn Thất Lập
Tiếng hát về khuya
Theo wikipedia

Hợp âm những bài hát do ca sĩ Thanh Thúy – 1943 thể hiện

Sáng tác: Đỗ Lễ, Quý An
Hợp âm TÀN PHAI - Thanh Thúy Điệu: Boston Một ngày [Am] nào anh sẽ chết đi [Dm] Hoa phủ đầy [Em] mồ, [Am] em chít khăn [Em] sô [Am] Đứng bên mộ chàng [Dm] lệ ứa hai [Em] hàng [Am] Trước giờ để tang [Em7] em khóc khôn [Am...