Thông tin về ca sĩ Zina Bya

Zina Bya là thí sinh người dân tộc, bằng phong độ giọng hát và chất lửa nhiệt tình khi biểu diễn, H’Zina Bya đã giành chiến thắng cuối cùng của cuộc thi NSTHTH năm 2010. Tôi đã nhiền năm tháng sống với cao nguyên, đã đi dọc triền sông krông Ana mùa mưa lũ nước réo gầm như tiếng gọi người xưa, đã lang thang trên những đồng cỏ madrak còm âm vang lời cô gái Êđê hát gọi người yêu đêm vầng trăng ướt đẫm sương rơi…nhưng thú thật, không hiểu vì sao lại chưa một lần đặt chân tới buôn Eakhit. Có lẽ nó cũng bình dị như bao buôn làng khác ở cao nguyên, với những con đường đất đỏ, những mái nhà rông bạc màu mưa nắng, những đưa trẻ đen nhẻm chạy chơi dưới nắng mặt trời…và như hôm nay, nếu như có gì đặc biệt hơn, thì chính đó là nơi đã sinh ra một người nghệ sỹ trẻ của núi rừng: H’zinabya…

…Tham gia cuộc thi tiếng hát truyền hình 2010,có một cô gái đến từ dòng sông krông anna, đến từ buôn ẻ a khit với tên gọi H’zina đã như một cánh đại bàng bay cao, đoại giảt nhất của cuộc thi. Báo SGGP ngày ấy đã hân hoan viết về cô “Cuộc thi Ngôi sao tiếng hát truyền hình 2010 thu hút sự chú ý của công chúng bởi hai lẽ. Thứ nhất, đánh dấu 20 năm có mặt của sân chơi này trong đời sống âm nhạc. Thứ hai, tôn vinh giọng ca H’Zina Bya ở vị trí cao nhất một cách xứng đáng. Cả ban giám khảo và khán giả bình chọn bằng tin nhắn đều dành thiện cảm cho cô gái đến từ Đắc Lắc, ít nhiều giúp sàn diễn có một gương mặt thực sự vượt trội. Thế mạnh của H’Zina Bya nằm ở sự nồng cháy đặc thù mà tạo hóa ban tặng cho các ca sĩ xuất thân từ núi rừng Tây Nguyên. Tuy không có ngoại hình bắt mắt theo tiêu chuẩn của thị hiếu đương thời, nhưng H’ZinaBya khiến công chúng rung động qua các bài hát Nồng nàn cao nguyên, Cho tình yêu bay lên bồng bềnh và Em muốn sống bên anh trọn đời. Tạm thời H’Zina Bya thuyết phục người nghe bằng lối hát mộc mạc, cảm xúc mạnh, còn sự rèn luyện để phát huy chất giọng rực lửa vẫn phải trông đợi ở tương lai.

Tiếp sau cuộc thi này, cô gái của buôn E a khit ấy lại tiếp tục đến vói một cuộc thi khác, lần này mang tầm cỡ khu vực, mang tầm cỡ quốc tế, là cuộc thi giọng hát vàng Asean. Cô đã cùng với nữ ca sỹ Netta Kusumah Dewi – Indonesia đoại giải bạc của cuộc thi. Không đơn giản chỉ là một người Tây nguyên xuống núi hát tình ca nữa rồi, cũng không thể chỉ ví như một tiếng chim rừng, mà thực thụ H’zina đã là một cánh đại bàng bay cao, một tiếng hát của những đại ngàn Tây nguyên hùng vĩ, mang tầm vóc quốc tế. Kể cả với Y Moan được ghi nhận ca sỹ Êđê xuất sắc nhất, thì đây chính là giải thưởng nghệ thuật đầu tiên mang vóc tầm khu vực cho một ca sỹ của Tây nguyên. Thật hạnh phúc sao cho cô gái Ê đê này, thật vui mừng sao cho buôn làng E A Khit ta…

Yêu Tây Nguyên, đương nhiên tôi yêu những tiếng hát luôn ẩn dấu trăm ngàn ngọn lửa bên trong ở đây. Từ thế hệ Linh Nga KNietdăm, Y Moan (cha và con), Siu Black…và cho đến hôm nay là H’zina. Ngay lần gặp đầu tiên, nghe cô cất lên giọng hát đầu tiên, tôi đã yêu quý và cảm nhận đây sẽ là một giọng hát rất hay. Nghe bên bếp lửa nhà rông đã hay, nghe trong ngày lễ hội của buôn làng càng hay, mà nghe nơi những nhà hát lộng lẫy ở TPHCM thì lại càng không thể nói thành lời, như có ngàn ngọn lửa từ tiếng hát ấy đốt lên trong trái tim mình. Vẫn chất nồng say, vẫn chất hoang dã, vẫn là ngọn lửa bừng bừng trong tiếng hát, nhưng với H’zina, lại có cái gì như trau chuốt hơn, lắng đọng và tinh tế hơn. Vẫn là Êđê, nhưng có gì xao xuyến, như đám mây chiều bay qua thảo nguyên Madrak, như dòng sông đêm về tiếng sóng thầm thì ru quanh những ngon múi mây mù, Có cả chất Y Moan, (Siu Blak) như dòng krông Anna (Sông Cha) mạnh mẽ thét gào, lại có cả sông Mẹ Krông Ana trogn tiếng hát dịu dàng, sâu lắng.và đặc biệt làm sao là khi H’zina trổ những khúc aray giàu luyến láy đặc thù Êđê trong tiếng hát của mình…

… Đã từng đoạt nhiều giải thưởng nghệ thuật lớn, kể cả giải thưởng quốc tế, kể cả huy chương vàng hội diễn nghệ thuật toàn quốc, nhưng cô gái Êđê này vẫn rất bình dị, vẫn rất khiêm tốn và siêng năng học tập như bản chất người dân tôc giữa núi rừng. Hơn một năm nay, cô đã rời bản E a khit về học tại Nhạc viện TPHCM (Dù H’zina đã có bằng cử nhân kinh tế tại trường Đại học Tây nguyên và không phải không có lúc với tấm bằng đó định về làm việc cho một ngân hàng). Ngoài giờ học, cô tham gia hát trong ban nhạc Mặt trời đỏ, là giọng hát chủ lực của ban nhạc dân gian nổi tiếng này. Giữa thành phố đô hội, điều tâm niệm của cô gái buôn E a khit này là: phấn đấu nổi tiếng, nhưng quyết không để tai tiếng. Nhiệt tình, nồng cháy trong nghệ thuật, đúng mực trong mọi mối quan hệ, tự đi lên bằng đôi cánh của mình, H’zina đang có những bước đi rất vững vàng trong nghệ thuật cũng như trogn cuộc sống ở TPHCM…

Lần gặp gần đây, nhạc sỹ Kim Quang (Tục gọi Quang su hào), nhạc sỹ lâu năm của đoàn Bông sen và là phu quân của nghệ sỹ Hồ Nga, trưởng nhóm Mặt Trời đỏ cho tôi hay, nhóm sắp ra một Album chất lượng nghệ thuật rất cao, trong đó có sự tham gia của giọng hát chính của nhóm là H’zina. Tiếp sau đó, trong một lần” cà phê ban mê” với H’zina, tôi cũng được cô cho hay sắp ra một Album riêng (Với những ca khúc Lời ru Bù nông, 4 mùa lá rơi, Tăng go Ê đê, Hãy về đi anh, Rock caphê…). Với tôi, đó đều là những thông tin rất vui về người ca sỹ buôn Eakhit này mà tôi muốn gửi đến độc giả để cùng đón chờ…

Hợp âm những bài hát do ca sĩ Zina Bya thể hiện

KHÚC XUÂN VUI

Sáng tác: Vũ Bảo Đạt
Hợp âm dạo (Zina Bya): [G] | [G] | [Gbm] | [Em] | [C] | [Am] | [D] | [Em] [D] | [G] | [Em] | [C] | [D] | [G] | [Em] | [D] | [G] | [D] Mùa xuân [G] đến, mùa xuân [Bm] sang Ngàn muôn [C] cánh én tung bay [D] ngang trời. Đà...
Sheet nhạc

GIẤC MƠ CHAPI

Sáng tác: Trần Tiến
GIẤC MƠ CHAPI - Y Moan Nhịp: 4/4, tempo: 133, điệu: Ballad: ===== Intro: [Em] | [Em] | [Gb] | [Bm] | [Em] | [Em] | [G] | [G] [A] | [A] | [D] | [D] | [G] | [G] | [Bm] | [Bm7] | [Em] Ở nơi [Em] ấy tôi đã thấy trên ngọn [G]...