Thông tin về nhạc sĩ Ns Việt Dzũng

Nhạc sĩ Việt Dzũng

 

Việt Dzũng (1958-2013) là một nhạc sĩ và ca sĩ người Mỹ gốc Việt nổi tiếng với dòng nhạc Việt Nam hải ngoại hoạt động tại Hoa Kỳ.

Thân thế và sự nghiệp

Ông tên thật là Gioankim Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh ngày 8 tháng 9 năm 1958 tại Sài Gòn. Cha là Nguyễn Ngọc Bảy, người Nghệ An, cựu dân biểu Hạ nghị viện thời Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam, thiếu tá, y sĩ trưởng Bộ tổng tham mưu và Sư đoàn 5 Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Mẹ là cựu giáo viên Trường Nữ Trung học Gia Long. Ông có một anh, một chị, và một em trai. Lúc nhỏ, ông từng học tại Trường Trung học Lasan Taberd.

Trong giai đoạn từ 1971 cho đến trước sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông tham dự nhiều đại hội nhạc trẻ bên cạnh Trường Kỳ, Tùng Giang, Nam Lộc,… Năm 1975, ông vượt biên tỵ nạn sang đến Singapore, sau đó là đến trại tỵ nạn SubicPhilippin rồi sau sang Hoa Kỳ định cư, đến năm 1976 gia đình mới sang cùng đoàn tụ. Ngay những năm đầu tiên tại Mỹ ông đã sáng tác và thắng giải Iowa Grand Ole Opry. Năm 1985 ông cho ra băng nhạc tiếng Anh Children of the Ocean hợp tác với một số nhạc sĩ Mỹ.

Đối với tân nhạc Việt Nam ở hải ngoại, ông đã sáng tác một số bài được cộng đồng người Việt tại hải ngoại biết đến như “Một chút quà cho quê hương”, “Lời kinh đêm”, “Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn”. Album Một bông hồng cho người ngã ngựa. Ông hợp tác với ca sĩ Nguyệt Ánh một thời gian, đi lưu diễn nhiều nơi ở Mỹ, Úc, Nhật Bản, Âu châu, mở đường cho phong trào Hưng ca ở hải ngoại.. Do hoạt động tích cực trong phong trào chống Cộng, cả hai bị nhà cầm quyền Việt Nam tuyên án tử hình khiếm diện. Việt Dzũng với bài “Một chút quà cho quê hương” cùng với Nam Lộc (tác giả bài “Sài Gòn vĩnh biệt”) được nêu danh là một trong những tên tuổi chính của dòng nhạc Việt Nam hải ngoại.

Ngoài những sáng tác có nội dung nỗi niềm ly hương và chống Cộng, ông còn có những tác phẩm tình ca vui trẻ như “Tình như cây cà rem“, “Có những cuộc tình không là trăm năm” hay uẩn ức như “Bên đời hiu quạnh”. Tổng cộng ông đã viết hơn 450 bài, một số ra mắt trong hai tập nhạc Kinh Tỵ nạnLưu vong khúc. Năm 1990 ông lập hãng ra băng và đĩa nhạc mang tên Trung tâm Việt Productions.

Ngoài hoạt động âm nhạc, Việt Dzũng còn có chân trong văn học, chủ bút nguyệt san Nhân chứngCalifornia. Sau ông chuyển sang đóng góp cho đài phát thanh Little Saigon Radio bắt đầu từ năm 1993 làm phóng viênxướng ngôn viên cho đài phát thanh tiếng Việt toàn phần đầu tiên ở miền nam California.[2] Đến năm 1997 thì ông lập đài phát thanh riêng là Radio Bolsa.

Đối với các chương trình thu hình, ông xuất hiện lần đầu trên video Asia 9 Tình ca chọn lọc 75-95 (1995) với vai trò là ca sĩ. Sau đó, ông xuất hiện trong vai trò người dẫn chương trình trong các đại nhạc hội của Trung tâm Asia bắt đầu từ cuốn video Asia 14 Yêu (1996) cho đến cuốn Asia 73 Mùa hè rực rỡ 2013 là lần xuất hiện cuối cùng của ông trước khi qua đời.

Ông xuất hiện nhiều trong những cuộc vận động chống chủ nghĩa cộng sản, hoạt động tích cực hỗ trợ các cuộc đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam, tham gia trong các đoàn thể trẻ tại miền Nam California như Thanh Sinh Phó Đức Chính, Thanh Niên Cờ Vàng. Đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam, và ông cũng luôn vận động cứu giúp thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn. Năm 2010 ông được thượng nghị sĩ tiểu bang California là Lou Correa trao giải “Community Heroes” vì 20 năm hoạt động đóng góp cho cộng đồng.

Qua đời

Việt Dzũng đột ngột qua đời tại Bệnh viện khu vực Fountain Valley ở thành phố Fountain Valley, quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ do căn bệnh tim hồi 10h35′ sáng, ngày 20 tháng 12 năm 2013, hưởng dương 55 tuổi.[9]

Để vinh danh những đóng góp của nghệ sĩ Việt Dzũng, nghị sĩ thượng viện tiểu bang California Lou Correa đã vận động cho thông qua nghị quyết đặt tên một khúc đại lộ Beach (Beach Boulevard) gần góc đường Talbert[10] là “Việt Dzũng Human Rights Memorial Highway” (Xa lộ Nhân quyền Việt Dzũng) khánh thành ngày 15 Tháng 8, 2014 thuộc khu vực Little Saigon.[11]

Danh sách bài hát

  • Bên đời hiu quạnh (phổ thơ Hoàng Ngọc Ẩn)
  • Bài tango cuối cùng
  • Có những cuộc tình không là trăm năm
  • Dấu chân của biển
  • Giòng cuồng lưu
  • Hát cho người dân oan
  • Khóc ru đời trinh nữ
  • Lời kinh đêm (ý thơ Mãn Thuận)
  • Một chút quà cho quê hương
  • Mời em về
  • Noel rồi! Đừng hờn anh nữa bé ơi
  • Ngày con về
  • Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn
  • Tình như cây cà-rem
  • Thung lũng chim bay
  • Và em hãy nói yêu anh
  • Những đứa con của Mẹ

Băng và đĩa nhạc

  • Anh vẫn còn thương
  • Bên bờ đại dương
  • Bên em đang có ta
  • Hát cho Tự do
  • Hùng ca quật khởi
  • Lên đường
  • Mình ơi, đưa em về quê hương
  • Quê hương và em
  • Ru em sông núi đợi chờ
  • Tuổi trẻ về nguồn
  • Thánh ca vào đời
  • Thắp lửa Tự do
  • Thắp lửa yêu thương
  • Trái tim ở lại
  • Vuốt mặt
Nguồn : wikipedia.org

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Ns Việt Dzũng sáng tác

ĐÊM ĐEN

Sáng tác: Ns Việt Dzũng
  Hợp âm dạo: [C] | [C] | [Em] | [Bsus4] | [F] | [F] [Em/G] | [A7] | [Dm] | [Dm] | [C] | [A] | [Dm] | [G] | [C] 1. [C] Trong đêm đen nào [Em] thấy chi, đường ta đi lắm [F] gian nguy [Dm] Giơ hai tay mờ [F] mắt trông...

CUỘC TÌNH HOÀNG HÔN

Sáng tác: Ns Việt Dzũng
  Hợp âm dạo: [Gm] | [Bb] | [Bb] | [F] | [Bb]  [Cm/G] Sương xuống lạnh rét [Bb] đôi bờ vai Chờ anh đến giữa khúc ca buồn [Gm] Ôi thời gian, và còn chờ [Dm] nhau thời gian Chờ nhau [D#] đến ngàn lá xanh [F] phai màu....
Sheet nhạc

MỜI EM VỀ

Sáng tác: Ns Việt Dzũng
Nhịp: 4/4, tempo: 70, điệu: Slow Rock ===== Hợp âm dạo (Elvis Phương): [D] | [F#m] | [Em] | [Bm] | [Bm] | [G] | [E/G#] | [A] [Dm] | [F#m] | [C] | [G] | [Gm] | [D/F#] | [E] | [A] 1. Tôi [Dm] muốn mời em [Bm] về Thăm [D/A]...

THUNG LŨNG CHIM BAY

Sáng tác: Ns Việt Dzũng
  Intro: [Am] | [Dm] | [Bb] | [Dm] | [E] | [E]  Cho tôi xin đa [Am] tạ, những tháng ngày diễm [C] mộng Ta đã trao cho [Bm] nhau trong một cuộc tình [Dm] nồng Khung sầu tôi hắt [E] hiu, tình tan vào giữa [Fm] sóng Th...