Thông tin về nhạc sĩ Trần Kiết Tường

Trần Kiết Tường (1924-1999) là một nhạc sĩ người Việt. Ông là tác giả của ca khúc nổi tiếng “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người“.

Tiểu sử

Trần Kiết Tường sinh ngày 10 tháng 2 năm 1924 tại làng Thới Thạnh, tổng Thới Bảo, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (ngày nay thuộc thành phố Cần Thơ). Trần Kiết Tường đã tiếp xúc với các bài hát và dân ca Nam Bộ từ lúc còn nhỏ và ông cũng thừa nhận “Mình thích nhất tiếng hát ầu ơ ở quê mình”. Trần Kiết Tường cũng bộc lộ ham thích âm nhạc rất sớm, từ năm 12 tuổi ông đã mày mò học chơi đàn kìm, đàn mandolin với những khúc nhạc cổ như Bình bán vắn, Tây Thi. Vì gia cảnh, Trần Kiết Tường phải rời quê hương để tìm sinh kế, năm hai mươi tuổi ông sang Phnôm Pênh, Campuchia là nghề dạy học.

Những ca khúc đầu tay của Trần Kiết Tường ra đời trong kháng chiến chống Pháp, trong đó có những nhạc phẩm được nhiều người biết đến như “Chiến sĩ vô danh” (1948 – phổ thơ Xuân Thanh), “Anh Ba Hưng” (1950). Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết (1954), Trần Kiết Tường tập kết ra miền Bắc. Trong đại hội thành lập Ban Nhạc Vũ Trung ương (nay là Hội Nhạc sĩ Việt Nam) năm 1957, Trần Kiết Tường là một trong số 9 nhạc sĩ miền Nam tham gia đại hội này.

Trần Kiết Tường là một nhạc sĩ sáng tác hăng say và là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng, trong số đó nổi bật nhất là ca khúc “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người”. Ca khúc này đã được ca sĩ Quốc Hương hát cho chủ tịch Hồ Chí Minh nghe lần đầu tiên tại Phủ Chủ tịch. Nhiều nhạc phẩm của Trần Kiết Tường mang đậm ảnh hưởng của dân ca, có ý kiến đã ví ông là “con ong bền bỉ hút nhụy hoa của dân ca, của đất đai, của sông núi vào tâm hồn mình”. Vì những đóng góp của mình, Trần Kiết Tường đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Về cuối đời, nhạc sĩ Trần Kiết Tường lâm trọng bệnh, sức khỏe suy giảm và phải đi lại bằng xe lăn; tuy nhiên ông vẫn lạc quan yêu đời và vẫn tiếp tục sáng tác. Ông qua đời ngày 29 tháng 10 năm 1999, hưởng thọ 75 tuổi.

Tác phẩm tiêu biểu

  • Anh Ba Hưng
  • Áo bà ba
  • Bốn bánh xe tôi lăn
  • Cánh tay miền Nam trên đất Bắc
  • Bánh xe lăn
  • Quê hương ơi ta sẽ về
  • Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người
  • Mimosa
  • Âm nhạc của Trần Kiết Tường thắm sâu màu sắc nhạc dân gian Nam Bộ. Tiêu biểu là bài Anh Ba Hưng, bắt nguồn từ dân ca Con chim manh manh như: “Con chim manh manh, nó đậu cây chanh. Tôi vác miểng sành liệng nó chết giãy. Tôi làm bảy mâm, biếu ông một mâm, cho bà một dĩa. Bà hỏi con chim gì tôi nói con chim manh manh…”.

    Còn bài hát của nhạc sĩ Trần Kiết Tường vừa phổ nhạc xong thì: “Có anh Ba Hưng, vốn thiệt nông dân, lưng lớn ba vùng mà hổng chịu đầu quân. Thằng Sáu thấy anh nó cười. Thiệt thằng nhỏ xíu mà khôn. Nó trêu nó trêu anh hoài. Nó nói cái lưng anh dài, nó nói cái mặt anh chai, thanh niên sao không đi lính, cũng không cấy cày. Anh Ba đỏ mặt tía tai. Về nhà xin đi lính đã hơn năm trường, vừa mới được huân chương. Thằng Sáu thấy anh nó mừng. Láng giềng hỏi thăm sự tình. Tôi nói có anh Ba Hưng…”.

    Bài hát với giọng điệu hài hước thật vui, với mục đích khuyến khích trai làng đầu quân. Nhạc phẩm Anh Ba Hưng này được viết ở Rạch Giá với câu chuyện khá thú vị:

    Trong một trận đánh Pháp năm 1947, ở đoạn đường Đốc Bét – xóm Lung, bộ đội ta giết nhiều giặc, phá hủy nhiều xe cơ giới, trở thành lá cờ đầu lập chiến công ở huyện Giá Rai – Bạc Liêu, dưới sự chỉ huy của Trung đội trưởng Hứa Quang Hưng. Anh em gọi thân mật là anh Ba Hưng.

    Sau trận thắng lớn, đơn vị tổ chức mừng chiến công. Đoàn văn công Nam Bộ đến tham dự liên hoan và cùng biểu diễn văn nghệ, đồng thời cũng là để thực tế sáng tác. Đoàn gồm nhạc sĩ và ca sĩ như: Trần Kiết Tường, Văn Luyến, Tường Thanh, Văn Lưu, Khánh Dân, Quốc Hương…

    Qua giới thiệu của anh em về chiến công của người chỉ huy trận đánh này nên Trần Kiết Tường kịp nghĩ lại như thế không có lợi, người nghe sẽ hiểu lầm về đội trưởng Hứa Quang Hưng, bèn sửa lời như mọi người đều biết và kịp chuyển sang đài Tiếng nói Nam Bộ phát sóng. Lời bài hát sửa như sau:

    “Có anh Ba Hưng, vốn thiệt nông dân. Đi lính ba năm trường vừa mới được huân chương. Thằng Sáu nó khen anh hoài. Cái thằng nhỏ xíu mà khôn. Nó khen, nó khen anh hoài. Nó nói rằng anh có tài, nó nói mới một năm nay mà anh đã giết Tây hơn trăm thằng. Vừa rồi mới được huân chương. Khen anh giỏi bắn, bắn cây súng trường. Anh giết nhiều Tây. Í a, í a, í a. Nó vô cướp phá, phá tan xóm mình. Láng giềng hỏi thăm sự tình. Tôi nói có anh Ba Hưng…”.

    Năm 1954, Trung đội trưởng Hứa Quang Hưng cùng đơn vị tập kết ra Bắc và được cử đi học Trường sĩ quan Pháo binh. Năm 1962, ông được điều về Nam chiến đấu. Năm 1966, khi đến làng cao su Dầu Tiếng thì ông phải lòng cô du kích Nguyễn Thị Hương.

    Khi nên vợ chồng, Hứa Quang Hưng được chuyển đi chiến dịch, họ mất liên lạc với nhau từ đó. Khi người nữ du kích này sinh đứa con đầu lòng thì bị giặc bắt, chúng đưa chị đi khắp các nhà tù. Cháu bé được ông bà ngoại nhận về nuôi dưỡng.

    Giặc khủng bố, ông bà chạy sang Biên Hòa làm thuê kiếm sống. Sau ngày giải phóng miền Nam, Hứa Quang Hưng trở về tìm lại gia đình. Hỏi thăm mãi mới biết nơi ông cháu trú ngụ. Lúc ấy, nhà chỉ có ông già và cháu gái tám tuổi. Cháu núp bên cạnh cửa, trố mắt nhìn chú bộ đội.

    Cha vợ tuổi già mắt kém, không nhận ra chàng rể. Còn chàng sĩ quan Hứa Quang Hưng vốn dí dỏm, cất lên giọng hát: “Có anh Ba Hưng, vốn thiệt nông dân…”. Nghe hát tới đây ông già bật khóc, quơ quơ tay hỏi: “Có phải thằng Hưng đó không?”.

    *Năm 1954, hiệp định đình chiến Genève được ký kết, nhạc sĩ Trần Kiết Tường xuống tàu tập kết ra Bắc, vợ là bà Tố Linh, bế hai con nhìn theo, đưa hai ngón tay hẹn hò ngày gặp lại… mà rơi nước mắt.

    Năm 1957, sau khi tiếp quản Thủ đô, tại căn nhà số 96 phố Huế, Hà Nội diễn ra Đại hội thành lập Hội nhạc sĩ Việt Nam, tiền thân là Ban Nhạc Vũ Trung ương, tọa ở số 2 đường Bà Triệu. Đại biểu miền Nam vẻn vẹn chỉ có chín người – nhạc sĩ Trần Kiết Tường là một – trong số hơn bốn mươi hội viên đại biểu đại hội.

    Thuở ấy, hội viên Trần Kiết Tường sáng tác rất hăng, có nhiều ca khúc ra đời để lại mãi với thời gian, đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Ấy là: Áo bà ba, Cánh tay miền Nam trên đất Bắc, Bánh xe lăn, Quê hương ơi ta sẽ về… Đặc biệt là tuyệt tác HỒ CHÍ MINH ĐẸP NHẤT TÊN NGƯỜI.

    *Khi không thể nào thực hiện lời hẹn hò “hai năm sau sẽ gặp lại”, vào năm 1957, bà Tố Linh thực hiện “lời hò hẹn” ấy bằng cách vượt đường bộ sang nước Lào, đến Nappie để băng rừng sang Hà Tĩnh… Nhưng giông bão dữ dội đã giữ chân bà. Được tin báo trước, Trần Kiết Tường nóng ruột chờ đón ở trạm tiền tiêu nhưng không gặp được. Trong tâm trí tình yêu thương vợ con, ông đành quay trở lại Hà Nội. Bài Bốn bánh xe tôi lăn ra đời từ đó.

    Bài Cánh tay miền Nam trên đất Bắc là bài hát về chủ đề Hà Nội rất đáng được trân trọng. “Thủ đô thân yêu! Ta đã về đây, xây đời hòa bình. Cùng nhau xây đời… Anh muốn chắp cánh bay. Ôm ấp trái tim em, cho lòng người thân yêu…”.

    Ca khúc Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người được giới nhạc và cả công chúng yêu nhạc xem đây như là một tuyệt tác trong số hàng trăm tác phẩm viết về Bác. Thế nhưng, buổi ban đầu, theo nhạc sĩ Trương Quang Lục kể: “Có một nhạc sĩ nổi tiếng cho rằng bài hát ấy “mềm yếu không thích hợp khi nói về Người””. Có chết không chứ! Một tác giả tầm cỡ, là thành viên lãnh đạo chuyên ngành mà nhận xét như thế, tác động cỡ nào đến giới nhạc nói riêng và với lớp văn nghệ sĩ nói chung.

    Cũng theo nhạc sĩ Trương Quang Lục cho biết: “Một số nhạc sĩ miền Nam chúng tôi thấy lo cho nhạc sĩ Trần Kiết Tường, thế nhưng, anh vẫn bình tĩnh lạ thường”. Qua giọng hát say mê, nhiệt tình của ca sĩ Quốc Hương, bài hát được đông đảo các tầng lớp nhân dân đặc biệt yêu thích và đã bay xa khắp hai miền Nam – Bắc. Bằng những giai điệu hiền hòa, dạt dào tha thiết, rất đỗi thiêng liêng: “Hò ơ ơ… trên xóm làng miền Nam, đau thương mây phủ chân trời, khi ca tên Hồ Chí Minh, nghe lòng phơi phới niềm tin…

    Ca sĩ Quốc Hương đã hát bài này để Bác Hồ nghe lần đầu tiên tại Phủ Chủ tịch. Khi Bác Hồ qua đời, và mãi sau, chuông đồng hồ Bưu điện thành phố Hà Nội hàng ngày vẫn vang vang lên giai điệu Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người chào đón buổi bình minh trên đất Thủ đô. “Bao la hơn những cánh đồng, mênh mông hơn mặt biển Đông, êm đềm hơn những dòng sông…

Gia đình

Nhạc sĩ Trần Kiết Tường lập gia đình với bà Trần Tố Linh (1925-2008), một Việt kiều Campuchia và là một thợ may áo bà ba. Hai người gặp nhau và kết hôn lúc nhạc sĩ qua Campuchia dạy học. Khi nhạc sĩ Trần Kiết Tường tập kết ra Bắc, bà Trần Tố Linh và các con ở lại miền Nam. Tuy nhiên đến năm 1957 bà cùng các con rời miền Nam sang Campuchia nhằm tìm đường ra Bắc, và nhân dịp chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao với Campuchia (1958), bà Tố Linh cùng 12 phụ nữ đồng cảnh ngộ được đưa từ thủ đô Phnôm Pênh sang Hà Nội để đoàn tụ gia đình.

Nhạc sĩ Trần Kiết Tường và bà Trần Tố Linh có với nhau hai mặt con. Người con gái đầu là bà Trần Thanh Thảo, giảng viên môn dương cầm của Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh và là mẹ của nghệ sĩ dương cầm Huệ Hương. Người con trai là ca sĩ Trần Thanh Bình.

Câu nói tiêu biểu

Tôi sống lạc quan và yêu đời. Nghệ thuật thì vô cùng, đời người thì ngắn ngủi. Chẳng có ai hài lòng với những gì đã đạt được. Đó cũng là điều dễ hiểu. Bởi, nếu ai đó hài lòng thì coi như đã… hết. Cuộc sống sôi động và hấp dẫn. Do đó, nhạc sĩ không được sáng tác những gì mà chính anh không có cảm xúc.
—Trần Kiết Tường

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Trần Kiết Tường sáng tác

Sheet nhạc

EM ĐI CHƠI THUYỀN

[C]-[Dm] | [G]-[C] | [C]-[Dm] | [G]-[G]    [C]-[Dm] | [G]-[A] | [Am]-[Dm] | [G]-[C]  Em đi chơi [C] thuyền Trong [Am] Thảo Cầm [Em] Viên Chim [Dm] kêu hót [Dm] mừng chào [G] đón xuân [C] về Thuyền [F] em thuyền con [C] v...

Chuyện Tình Vườn Dâu

Hợp âm Chuyện Tình Vườn Dâu   Intro: [C#m] | [F#] | [C#m] | [F#] | [A] | [G#m] | [C#m] | [G#m] | [C#m] Chiều [C#m] buồn, ra [F#] ngắm dâu vườn [C#m] dâu Dâu vườn [F#] dâu thấy dâu sao mà không hái Hái chi cái câu ân...