Thông tin về nhạc sĩ Thăng Long

Nhạc sĩ Thăng Long tên thật là Nguyễn Văn Thành. Ông sinh năm 1936 ở Hải Dương. Ông mồ côi mẹ ngay khi vừa chào đời và đến năm 15 tuổi thì ông lại mồ côi cha. Một mình lang bạt giang hồ. Cuộc đời đưa đẩy ông vào Sài Gòn với công việc mưu sinh bằng cây đàn guitar cùng một nghệ sỹ mù. Ông sáng tác ‘Quen nhau trên đường về’ cuối thập niên 1960 trong một lần lang thang ra chợ Bến Thành. Ngày ấy ga xe lửa ở chợ Bến Thành vẫn còn hoạt động (khác với ga Hoà Hưng). Ông tình cờ nhìn thấy một cô gái và một chàng trai (có lẽ là một quân nhân) ở bến ga. Cô gái với mái tóc dài làm nhạc sỹ liên tưởng đến một người con gái miền sông Hương núi Ngự. Rồi ngay lúc đo ông nghe văng vẳng đâu đó tiếng kèn của một đám ma vang lên một giai điệu buồn: tàng tang táng … Thế là cảm xúc và giai điệu ập đến với để ông cho ra đời ‘Quen nhau trên đường về’.

Theo nhạc sĩ Lê Dinh thì “người nhạc sĩ rất hiền lành này có những đứa con cũng rất chân chất, hiền lành như người sinh ra nó. Lời ca trong nhạc phẩm của Thăng Long thật bình dị, bình dị đến mức quá nghèo nàn chữ nghĩa.”

Cũng theo nhạc sĩ Lê Dinh, “trước 1975, cuộc sống của nhạc sĩ Thăng Long cũng không đến đổi nào với đồng lương của một công chức phù động, nhưng sau 1975, nghe nói cuộc sống của anh thật tơi tả. Anh không còn viết nhạc nữa, chỉ sinh sống sống bằng cách sửa ô, sửa dù lưu động, có nghĩa là đi rao từ nhà này qua nhà kia, nhà nào có ô dù hư thì đưa cho Thăng Long sửa.”

Theo Duy Khiêm trên Asia Forum thì tuy là một nhạc sĩ nổi tiếng cùng thời và cùng lứa tuổi với những nhạc sĩ khác như Duy Khánh, Lam Phương, Thanh Sơn, Trúc Phương nhưng hầu như sau này ít ai còn nhớ đến tên của nhạc sĩ Thăng Long. Có lẽ vì đời sống của ông khá bình dị và ông thích kiếp sống giang hồ như những bài hát của ông sáng tác cách đây hơn 40 năm như Kiếp Giang Hồ, Giã Từ Gác Trọ, Trở Về Gác Trọ …

Cuộc đời của ông thật quá phong trần. Vì ngay sau khi chào đời vào năm 1936 ở tỉnh Hải Dương, miền Bắc thì ông đã mồ côi mẹ. Năm 15 tuổi thì chàng thanh niên tên Nguyễn Văn Thành lại mồ côi cha. Một mình lưu lạc vào Nam, ông phải lang thang kiếm sống bằng cây đàn với một nhạc sĩ mù hát dạo khắp đô thành. Vậy mà năm 1963 ông đã thành trưởng ban của một ban nhạc mang tên Hồ Gươm, chuyên trình diễn trên đài phát thanh Tiếng Nói Quân Đội ở Sài Gòn với nhiều ca sĩ tên tuổi đương thời.

Trong băng ASIA người ta thấy ông vẫn còn giữ lại cây đàn yêu quý như một tài sản độc nhất theo ông suốt hơn 40 năm nay.

Sau năm 1975, số phận đẩy đưa nhà nhạc sỹ của chúng ta phải cơ cực để mưu sinh kiếm sống. Ông trôi dạt về tận Sóc Trăng và sống một cuộc đời đạm bạc, khó nghèo như trong một đoạn video clip về ông trong Paris By Night 91, thực hiện cuối năm 2007 đầu năm 2008.

Ông mất vào ngày 30/03/2008 tại Sóc Trăng.

Nguồn : Tổng hợp

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Thăng Long sáng tác

Sheet nhạc

QUEN NHAU TRÊN ĐƯỜNG VỀ

Sáng tác: Thăng Long & Đức Nội
Nhịp: 4/4, tempo: 90, điệu: Slow ===== [Am] | [Am] | [Dm] | [G] | [C] | [F] | [Bm7]  [Bm7] | [E] | [E] | [Am] | [Dm] | [Am]  1. Chiều nay có [Dm] phải anh ra [Am] miền Trung [Am] | [Am]  Về thăm quê mẹ chờ em [Am] về cùn...

MƯA VỀ SÁNG

Sáng tác: Thăng Long
Intro: [G] | [F] | [F] | [D] | [G] | [F]-[G] 1. Ngoài trời mưa rơi tí [C] tách Mưa rơi thấm ướt vai [F] em Mưa rơi níu lá cây [Eb] non Mưa trách người còn [G] cô đơn. Ngoài trời mưa tí [C] tách Mưa rơi tím ngắt không [F]...

TRÁI TIM NHÂN MÃ

Sáng tác: Thăng Long
  Hợp âm dạo (Capo I.): [G#] | [Bm] | [G#] | [Bm] | [C] | [Bm] | [Dm] | [G] [C] Anh chẳng phải người thông minh nhất thế [Am] gian Chẳng phải [C] người như trong mơ, em [F/A] trông mong kiếm tìm Một người [C/G] khôn...

THOÁNG MỘT GIẤC MƠ

Sáng tác: Thăng Long
Hợp âm THOÁNG MỘT GIẤC MƠ Phi Nhung ver., Capo ngăn I.) Intro : [D] | [F#m] | [Bm] | [Em] | [G] | [D] | [A] | [D] ( Từ [Dm] khi em đã xa tôi Buồn [Bm] ơi theo tháng ngày [F#m7] trôi Nhớ [G] nhau biết thuở nào [F#m] nguôi...