Thông tin về nhạc sĩ Loan Thảo

Tiểu sử

     Cố soạn giả Loan Thảo tên thật là NguyễnTấn Vị, sinh năm 1942 và mất năm 1982. Ông cầm bút sáng tác từ thời còn là học sinh (13, 14 tuổi), ban đầu ông viết báo tường và làm thơ. Vốn mê Đờn ca Tài tử - Cải lương nên ông học ít nhiều cả đờn Guitar phím lõm (đờn không hay) và ca; có lẽ, đó là yếu tố để làm cơ sở nền tảng cho công việc sáng tác của ông sau này. Ông vốn thông minh và nhạy cảm, tư duy giàu tưởng tượng; ông là một soạn giả - tác giả kỳ tài so với nhiều đồng nghiệp khác. Sở trường và sở đoản của Loan Thảo đều đa năng: soạn kịch bản Cải lương khá rộng về thể tài như tâm lí xã hội, hương xa, dã sử, màu sắc, kiếm hiệp… Ở thể loại Tân cổ giao duyên lại càng phong phú hơn về đề tài, bút pháp sắc bén, khai thác mọi ngõ ngách cuộc sống xã hội, nhất là nhiều bài Tân cổ giao duyên đi vào tình cảm mọi tầng lớp xã hội và gần gũi với cuộc sống đương thời, nhất là tình yêu đôi lứa với nhiều chuyện tình đa dạng, trắc ẩn… Ngoài bút danh Loan Thảo, ông còn có các bút danh: Quế Anh, Quế Chi, Anh Vị, Dạ Thảo, Hoàng Loan…      Về kịch bản Cải lương, mặc dù ông viết nhiều thể tài (thể loại - đề tài) nhưng có lẽ ở thể tài sửhương xa là đắt giá nhất. Ông vận dụng từ những cốt truyện sử Trung Quốc và nhuận sắc Cải lương mà trong giới thường gọi là hương xa (tuồng nước ngoài). Nét riêng của Loan Thảo là vừa kết hợp tâm lý xã hội về những câu chuyện tình cảm, tình yêu, với kiếm hiệp, nhất là thể tài màu sắc. Loan Thảo là soạn giả từng một thời chấp cánh cho nhiều đại bang Cải lương Sài Gòn trước năm 1975 nổi tiếng, nhất là các gánh của Công ty Kim Chung và Dạ Lí Hương. Một khối lượng kịch bản của ông đã làm nức lòng khán giả trước năm 1975, và những băng dĩa thu lại sau này vẫn còn nhiều thế hệ khán thính giả trẻ mến mộ. Những vở màu sắc theo phong cách ca kịch Hồ Quảng, phỏng theo cốt truyện Trung Quốc có: Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu, Chung Vô Diệm, Dạ xoa Hoàng Hậu, Tái Sánh Duyên, Bao công phò nhị tẩu, Đào Tam Xuân, Lương Sơn Bá, Bao Công xử án Trần Thế Mỹ, Mạnh Lệ Quân, Hạnh Nguyên cống Hồ, Phàn Lê Huê, Sở Vân cưới vợ, Sở Vân cứu giá, Thanh xà Bạch xà, Tiêu Anh Phụng… Những nhân vật của ông hầu hết là nhân vật mang tính sử thi của Trung Quốc, mỗi nhân vật có tính cách khác nhau, ông sử dụng ngôn từ hội thoại (đa thoại, độc thoại) tạo cho các nhân vật đều bộc lộ khí phách khác nhau. Những nhân vật nữ thường là võ tướng - anh thư của ông vừa khí phách hào hùng, có lúc dịu dàng như một giai nhân, khiến cho đối tượng đối địch không những khi thua trận mà còn đem lòng yêu thương đối phương: một Lưu Kim Đính, Chung Vô Diệm (khi lột xác), Đào Tam Xuân, Phàn Lê Huê, Mạnh Lệ Quân… Một số vở màu sắc hương xa, cốt truyện vừa có tính huyền sử, vừa đi vào tâm lí xã hội về tình cảm bằng những câu chuyện tình yêu trắc trở hay nghịch đảonhư: Đường gươm Nguyên Bá, Tiếng hạt trong trăng, Bức ngôn đồ Đại Việt, Xin một lần yêu nhau, Trăng lên đỉnh núi, Tây Thi (truớc 1975), Hành khuất đại hiệp, Khi rừng mới sang thu, Trương Chi - Mỵ Nương…Nhân vật nam thường tỏ khí khái hào hiệp, luôn tạo một hình tượng của những đấng trượng phu quân tử; nữ là những anh thư nhưng đầy nữ tính và quyết đoán. Để rồi Loan Thảo hướng cho những nhân vật của mình đi đến kết cuộc có hậu, thiện thắng ác, nhu thắng cương, chính thắng tà, trung thắng gian nịnh…        Với những tài năng về soạn kịch bản Cải lương đa dạng của ông, nên có một thời ông được hãng băng Việt Nam của cô Sáu Liên mời làm biên tập và kỹ thuật phòng thu. Tại đây, với một thời gian khá dài, kịch bản của nhiều tác giả khác, khi qua tay ông được nâng lên hoặc nhuận sắc, chỉnh lí tạo nên một tác phẩm có sức thu hút công chúng hơn. Chẳng hạn những tác phẩm nổi tiếng trước năm 1975 như: Bóng hồng sa mạc, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn, Chiều đông gió lạnh về, Đợi anh mùa lá rụng… Đặc biệt, soạn giả Loan Thảo còn là người “đo ni đóng giày” bằng thể loại Tân cổ giao duyên đã chấp cánh cho nhiều nghệ sĩ thành tài danh trước năm 1975 như:Thanh Nga, Ngọc Giàu, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Bích Hạnh, Thanh Kim Huệ, Thành Được, Hữu Phước, Minh Cảnh, Minh Vương, Thanh Tuấn, Minh Phụng,Tài Bửu Bửu,Chí Tâm, Út Hiền...

       Cố soạn giả Loan Thảo là một trong những soạn giả Cải lương và tác giả viết Tân cổ giao duyên hiếm hoi trong làng Cải lương Nam bộ, nhưng rất tiếc ông ra đi về với Tổ nghiệp quá sớm (1942 - 1982). Dù vậy, nhưng tài năng nghệ thuật sáng tạo của ông chắc hẳn trong giới và những ai mộ điệu, thì Loan Thảo vẫn xứng đáng để cho hậu thế truyền tụng và sống trong sự kính nể của bao người.

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Loan Thảo sáng tác

Sheet nhạc

NGÀY ĐÁ ĐƠM BÔNG

Sáng tác: Nhật Ngân & Loan Thảo
Buổi tối [Gm] ngủ trên đồi hỏi hòn đá [Am] nhỏ Con đường nào, con đường nào dẫn [Am7] đến một dòng [Dm] sông [Dm7] Một dòng sông mà em vẫn thường ra ngồi giặt áo [Gm7] Và con đò, [Am] và câu hò theo [Am7] nước trôi [Dm]...