Thông tin về nhạc sĩ Duy Thái

Nhạc sĩ Duy Thái (Nguyễn Duy Thái) sinh ngày 18 tháng 4 năm 1954 tại thành phố Hải Phòng.

Sau khi tốt nghiệp Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam, ông công tác tại Đoàn Kịch nói Hải Phòng, rồi Trung tâm Tổ chức Biểu diễn Nghệ thuật của thành phố. Là nhạc sĩ tự học và sáng tác ca khúc. Với một tâm hồn nhạy cảm, trẻ trung, ngay từ ca khúc đầu tay Lời của gió, Duy Thái đã chinh phục được khán giả hâm mộ nhạc nhẹ. Ông đã có nhiều đêm nhạc tác giả (“Đêm nhạc Duy Thái”) tổ chức ở Hải Phòng rất thành công.

Các ca khúc tiêu biểu của Duy Thái là: Lời của gió, Tình yêu đầu tiên, Tìm tên anh trên bờ cát, Ảo ảnh tình yêu, Hãy đến với em…

Duy Thái bắt đầu yêu mê âm nhạc từ rất sớm, năm 22 tuổi đã liều lĩnh viết tình khúc đầu tiên sau cái đận dẫn cô bạn gái ra ngồi “đò đưa” ngoài bờ sông Cấm trở về Thái đâm muốn hát. Hát thì phải tự viết lấy bài hát mà hát thôi. Duy Thái kể với tôi rằng: Cái buổi chiều số phận ấy, không gian, cảnh trí, mưa giăng, gió thổi chim bay đã gieo vào lòng cậu trai đang tuổi xuân thì căng mọng là Thái bỗng nảy ý, sinh tình mà viết nên khúc tình ca đầu đời, cũng là đầu tiên, có tên Bến sông.

Bây giờ Thái đã ở tuổi ngũ tuần, không còn cái nhu cầu phải cất giữ mãi kỷ niệm nơi cõi lòng, Thái hát cho tôi nghe bài hát của 31 năm về trước cũng vào một ngày mưa. Thời ấy nhạc của Thái còn vụng dại, nghiệp nghề của Thái chưa điêu luyện ma mị như bây giờ. Vậy mà bài hát ấy nó vẫn làm thức lên trong tôi những vùi lấp cuộc đời của một thời đã xa, một thời ngọt ngào, mộng mơ mà kí ức thằng trai trẻ nào cũng có.

Nhưng kể từ tình ca đầu Thái viết cũng phải hơn mười năm sau, tức là lúc Duy Thái đã ở tuổi tam thập nhi lập thì cái cảm xúc đầu viết lên tình khúc Bến sông kia mới thức dậy, mới đủ chín và giục Duy Thái dấn thân vào con đường sáng tác âm nhạc.

Bỏ nghề diễn sang viết tình ca

Thế là từ năm 1986 hay 1987 gì đó Duy Thái bỏ nghề diễn viên kịch nói, thôi đóng các vai phụ, không phải chê nghề mà muốn làm một công việc khác: Viết tình ca.

Có phải những khuông nhạc, ca từ, giai điệu bay bổng phiêu ảo, lãng du dễ gửi gắm, giãi tỏ cõi lòng riêng với cuộc đời, với mỗi thân phận người bấy nay vẫn đu ám, rủ rê, dẫn dụ Thái đến với âm nhạc? Hay là trong con người Thái đã có sẵn căn số duyên phận chỉ chờ dịp là tìm đến kết giao tao ngộ.

Nhìn vào chặng hành trình cuộc du yêu mê đắm hơn 20 năm qua với nhạc thì xem ra “mối tình” của Duy Thái với nhạc đã đem lại cho Duy Thái thật là nhiều: Danh tiếng, những nhạc phẩm được nhiều người mộ chuộng. Và, cao hơn nữa là niềm hạnh phúc của  người làm nghề được chính cái nghề mình hằng yêu mê ban tặng cho anh.

Trong những người yêu nhạc Việt trữ tình chắc có nhiều người biết đến một cái tên khiêm nhường, bình dị: Duy Thái.

Từ ấu thơ đến nay, Duy Thái vẫn sống ở Hải Phòng. Để mỗi hè về được ngắm hoa phượng nở “rợp trời”. Đôi khi cũng có xê dịch đây đó nhưng rồi Duy Thái vẫn trở về với thành phố của mình.

Thành phố Duy Thái sống là nơi luôn sinh dưỡng, phát lộ nhiều tài tử âm nhạc. Vùng cửa biển, bến cảng này đã từng có những nhạc sĩ: Lê Thương, Hoàng Quý, Hoàng Phú, Canh Thân, Văn Cao…những người lập lên nhóm Đồng Vọng và nhóm này đã góp phần làm nên nền tân nhạc Việt Nam. Thành phố cửa biển này cũng là quê hương của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, là thành phố mà cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận, cố nhà văn nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, Vũ Trọng Hối, Lương Vĩnh… và nhiều tài năng âm nhạc khác từng sống và phát tiết ở đây.

Theo nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha viết trong lời giới thiệu tuyển chọn ca khúc Duy Thái  do Nhà xuất bản Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ Việt Nam xuất bản 1996 thì  “Bài hát Lời của gió đã làm nên tên tuổi Duy Thái”.

Như một cái đà suôn chảy hay là sự thăng hoa của nguồn cảm xúc trên  con đường âm nhạc mà ngay sau Lời của gió Duy Thái còn viết thêm được một loạt ca khúc khác cũng rất thành công, được công chúng đón nhận yêu thích như Tình yêu đầu tiên, Hãy đến với em, Tìm tên anh trên bờ cát… rồi Phố vắng, Tương tư, Em về Paris….

Hay dở sẽ nhường cho thời gian và khán thính giả kiểm chứng. Duy Thái là người may mắn có sẵn cơ duyên, phận số với âm nhạc với những tình khúc lãng mạn chăng? Có thể tôi không đưa ra được điều phân định chính xác nào trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc của Duy Thái. Nhưng tôi cứ nghĩ Duy Thái đã được không chỉ một lần vịn vào may mắn nên Thái mới sớm thực hiện được khát vọng, mơ ước trên con đường mình theo đuổi, đó là âm nhạc.

Với những người làm công việc sáng tác bất luận ở thể loại nào: Văn thơ hay nhạc,  hay kịch, họa… ngoài sự cần mẫn dấn thân chấp nhận mọi nhọc nhằn cô đơn thành bại ra còn cần đến yếu tố may mắn nữa. Có những người lao tâm khổ tứ cả một đời cho đến tận lúc già nua vẫn chẳng có được tác phẩm nào ưng ý cả. Nhưng có người ngay từ tác phẩm đầu tay của anh ta đã định hình, định dạng, đã thích khắc được tên mình, tác phẩm của mình vào đời sống và thành người nổi tiếng rồi. Duy Thái ơi! Hãy cho tôi một cái quyền để phán định về Duy Thái thế này: Thái là một người may mắn. Trời đã cho anh đấy nhé.

Duy Thái là lớp nhạc sĩ hậu sinh được sống, viết trong cái không khí đặc quánh tinh túy nghệ thuật ấy. Tôi cho đó là một hạnh phúc lớn của Thái. Duy Thái quyết định thôi đóng kịch, diễn kịch mà chuyển hẳn sang viết ca khúc, đó là điều may mắn nhất của đời Thái. Thử nghĩ nếu Duy Thái vẫn làm cái công việc cũ thì làm sao có ca khúc Lời của gió được mến mộ bây giờ. Và đến đầu hè này Duy Thái nói nhỏ với tôi đến nay Duy Thái đã viết được gần 100 tình khúc rồi.

 

Nguồn : Tổng hợp

Hợp âm những bài hát do nhạc sĩ Duy Thái sáng tác

QUÊ HƯƠNG KÝ ỨC TUỔI THƠ

Sáng tác: Duy Thái
QUÊ HƯƠNG KÝ ỨC TUỔI THƠ - Tố Nga Nhịp: 4/4. tempo: 119, điệu: Valse ===== [E] | [E] | [E] | [Gb] | [A] | [B] | [B] | [E] | [Dbm7] | [E/B] [Gbm] | [Ab/C] | [Dbm] | [Am] | [B] | [B] | [B] [B] | [B] | [B]  [E] Quê hương tô...
Sheet nhạc

TÌM TÊN ANH TRÊN BỜ CÁT

Sáng tác: Duy Thái
  [Dm] Anh hãy [E7] đi tìm tên [A7] anh, em [Gm6] đã viết trên bờ cát Và trên tên [A7] anh, tình [Bb] yêu là một cánh [A7] chim Giữa [D7] không gian anh tưởng [Gm6] ra Một không gian yên [A7] lặng Nhưng sóng biển vẫ...
Sheet nhạc

LỜI CỦA GIÓ

Sáng tác: Duy Thái
LỜI CỦA GIÓ - Bằng Kiều Intro (Bossa Nova): [C] | [C] | [Bbm] | [Bbm] | [Cm] | [Fm] | [C] | [C] | [C] | [Cm] Em có nghe [Cm] thấy anh nói gì không ? Em có nghe [Bbm] thấy gió nói gì không ? Anh đã thương [Gm] nhớ gửi vào...