Thông tin về ca sĩ Phạm Toàn Thắng

Phạm Toàn Thắng đang nổi lên như một nhạc sĩ đa tài, mát tay với hàng loạt các ca khúc hit đình đám. Một năm gần đây hầu như anh không làm việc gì hết mà chỉ chú tâm vào sáng tác, với anh chỉ có toàn tâm toàn ý cho công việc ấy mới có thể mang lại cho mình những thành công… Trở lại với Bài hát Việt tháng 6, Toàn Thắng sẽ tham dự với ca khúc “Bốn chữ lắm” đang nổi đình đám trên các trang nghe nhạc online.

Giới chuyên môn đánh giá anh là gương mặt sáng tác sáng giá nhưng ít ai biết chàng nhạc sĩ 27 tuổi này chưa hề học qua trường lớp

Giành giải Bài hát Việt tháng 6 vừa qua với ca khúc Bốn chữ lắm do Trúc Nhân và Thảo Nhi thể hiện, Phạm Toàn Thắng đã nâng giải thưởng của mình ở sân chơi sáng tác này lên 9 giải, tính từ năm 2010 đến nay. Thành công của Bốn chữ lắm gần như là điều đã được dự đoán từ trước, không chỉ vì ca khúc đang rất được công chúng yêu thích mà còn bởi đây không phải lần đầu tiên anh khiến giới chuyên môn ngạc nhiên với khả năng kết hợp âm hưởng dân gian với chất liệu và tư duy hiện đại trong sáng tác của mình.

Đưa chất liệu dân ca vào nhạc trẻ

Trước khi Bốn chữ lắm tạo nên “cơn sốt” trong người nghe nhạc qua mạng khoảng 2 tháng trở lại đây, ca khúc Vẽ do Toàn Thắng sáng tác (Trúc Nhân thể hiện) với chất liệu dân gian kết hợp tiết tấu hiện đại và phối theo phong cách acoustic pha chút blue đã mang về cho anh giải Nhạc sĩ triển vọng trong chương trình Bài hát Việt 2013.

Khi nhận xét về Vẽ của Toàn Thắng, nhạc sĩ Đức Trí từng nói: “Trong số những ca khúc vào chung kết Bài hát Việt 2013, tôi đặc biệt ngạc nhiên với ca khúc Vẽ của Toàn Thắng. Có thể do cá nhân tôi có sự đồng cảm với những gì mang chất liệu dân gian, mà chất dân gian trong Vẽ của Toàn Thắng lại không chỉ là hình thức mà nằm cả trong nội dung”. Năm nay, với Bốn chữ lắm, Thắng lại tiếp tục khiến người ta thắc mắc vì sao một anh chàng nói giọng Nam “rặt” lại có thể vận dụng được chất dân ca Bắc Bộ trong sáng tác một cách nhuần nhuyễn đến vậy.

Ngạc nhiên với Phạm Toàn Thắng
 

Quê cha ở Quảng Ninh nhưng lại sinh ra và lớn lên tại TP HCM trong một gia đình không ai làm nghề liên quan đến nghệ thuật, thuở nhỏ Toàn Thắng đến với âm nhạc qua tiếng hát của NSND Thu Hiền từ cuốn băng mà bố anh hay bật suốt ngày cùng những câu hát cải lương anh nghe được từ rạp hát gần nhà. Ngũ cung trong âm nhạc dân gian của cả hai miền Nam – Bắc cũng thấm vào anh từ đó. Thế nên sau này, khi đến với công việc sáng tác, không ít lần Toàn Thắng mang chất dân gian vào ca khúc của mình để tạo nên những sản phẩm âm nhạc vừa gần gũi vừa mới mẻ với thính giả nhưng rất riêng của mình.

Nhạc sĩ Phạm Toàn Thắng. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Nhạc sĩ Phạm Toàn Thắng. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Thắng giãi bày: “Trong Uống trà, tôi sử dụng chất dân gian pha rock, còn trong Vẽ, dân gian pha chất blue, riêng Bốn chữ lắm, tôi muốn gần gũi giới trẻ hơn một tí nữa nên khi viết, tôi đã tạo thêm chất đồng dao giúp ca khúc đơn giản để hát chứ không quá phức tạp. Tôi muốn kết hợp yếu tố hiện đại vào, bao gồm tiếng hòa âm guitar theo phong cách hiện đại bây giờ, rồi cả trống R&B và một chút dubstep để tạo chút gì đó mới mẻ chứ không bị cũ”.

Giữ nét riêng

Một điều ngạc nhiên khác về Phạm Toàn Thắng, đó là anh chưa từng qua trường lớp đào tạo bài bản về nhạc lý nào trước khi theo nghiệp viết ca khúc. Thắng kể rằng từ nhỏ, anh thường nghĩ đến những giai điệu trong đầu rồi thử viết lời cho nó, bắt đầu từ những bài hát thiếu nhi, nhưng đấy chỉ là giai đoạn nghĩ sao viết vậy. Đến năm học lớp 10, Thắng tham gia vào câu lạc bộ âm nhạc của trường, khi đó mới có điều kiện tìm hiểu thêm về nhạc lý và hòa âm từ bạn bè. Nhờ đam mê và kết hợp tự nghiên cứu thêm, Thắng bắt đầu có được những sáng tác hoàn chỉnh cho đến nay. Anh tự nhận xét: “Hiện giờ dù vẫn còn nghiệp dư lắm nhưng cũng thấy mình đã giỏi hơn một tí rồi”.

Anh tâm sự: “Tôi vẫn nghĩ mình đã có bước đi đúng. Hiện giờ cứ cho là tôi tương đối thành công đi nhưng tôi không biết thành công này có thể kéo dài bao lâu nhưng chí ít tôi đã làm những việc để mình thấy tuổi trẻ của mình không hoài phí. Bây giờ mọi người thấy Toàn Thắng đã trưởng thành hơn, có chất liệu riêng và không lẫn lộn với ai, đó cũng là điều tốt”.

Sống và sáng tác trong một môi trường âm nhạc có sự giao thoa của rất nhiều phong cách và nền âm nhạc khác nhau, Toàn Thắng cho rằng việc một người viết nhạc chịu những ảnh hưởng nhất định từ các phong cách khác trong vô thức là điều đương nhiên nhưng anh luôn phân định rõ ràng ranh giới giữa “ảnh hưởng” và “đạo nhái”. Thắng khẳng định: “Khác biệt giữa ảnh hưởng và đạo nhái chính là tâm hồn. Mình có thể đem những xu hướng, ảnh hưởng mới vào nhưng vẫn phải đặt cốt lõi của mình bên trong. Nhạc của tôi cũng vậy, dù tôi có cách thể hiện đa dạng nhưng nếu nghe kỹ, thính giả có thể nhận thấy một số đặc điểm chung nhất định ở những bước nhảy quãng, cách phát triển giai điệu cũng như cách vận dụng ca từ. Đó là cái chất riêng mà mỗi người viết nhạc phải giữ được”.

Nói về âm nhạc của Toàn Thắng, nhạc sĩ Huy Tuấn nhận định: “Toàn Thắng là gương mặt nhạc sĩ trẻ sáng giá nhất hiện nay. Có thể nói đã lâu chúng ta vẫn đi tìm lời giải cho việc tạo sự hấp dẫn trên thị trường, gần gũi với công chúng nhưng vẫn bảo đảm được tính chuyên môn. Ở Toàn Thắng tôi thấy được điều này. Giai điệu của Thắng đơn giản nhưng không dễ dãi, lời bài hát có sự chiêm nghiệm nhưng cũng rất gần gũi với suy nghĩ của thế hệ trẻ bây giờ”.

Ca khúc định mệnh

Trước độ nóng của những ca khúc gần đây của Thắng, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi chợt nhớ anh cũng là tác giả của ca khúc Cô bé mùa đông từng nổi đình đám cách đây nhiều năm qua tiếng hát của ca sĩ Thủy Tiên và Đăng Khôi. Toàn Thắng nói rằng thành công của Cô bé mùa đông chính là bước ngoặt của cuộc đời anh. Cách đây 10 năm khi đang học lớp 12, Thắng đã thực hiện một chùm ca khúc 4 mùa để kỷ niệm những năm học cấp 3, trong đó có bài Cô bé mùa đông. Sau đó, khi Thắng đăng ca khúc lên diễn đàn của Trường Lê Quý Đôn, rất nhiều thính giả trẻ tuổi quá yêu thích đã chuyền nhau nghe khắp nơi và biến Cô bé mùa đông trở thành một hiện tượng trên mạng. Hai năm sau, Thắng nhận được lời đề nghị sử dụng ca khúc từ ca sĩ Thủy Tiên, thế là Cô bé mùa đông chính thức trở thành ca khúc phổ biến đầu tiên của Thắng, giúp anh tin rằng mình thật sự có thể viết được những bài hát mà khán giả thích.

Kim Khánh

Hợp âm những bài hát do ca sĩ Phạm Toàn Thắng thể hiện

Sheet nhạc

THÁNG TƯ LÀ LỜI NÓI DỐI CỦA EM

  Hợp âm dạo: [Dm7] | [Dm7] | [F] | [F] | [C] | [Abm] | [C] | [F] [C] | [Am7] | [F] | [F] | [Dm7] | [G] | [G] | [F] 1. Mùa xuân có [G] em như chưa [Em] bắt đầu [Am] | [Dm7] Và cơn gió [G] như khẽ mơn man [C] lay từn...
Sheet nhạc

CÔ BÉ MÙA ĐÔNG

  Từng cơn [Gm] gió khẽ vô [Dm] tình Chiếc [Eb] lá lìa cành buôn xuống lòng đường Ngồi nhặt chiếc [Gm] lá Tôi nhớ [Dm] về cô [Eb] bé đáng yêu của [D7] tôi. Mùa đông [Gm] đến em vẫn [Dm] cười Em [Eb] ước mình là bông...